Sự cần thiết phải sử dụng dịch vụ Ngăn chặn nợ

Các Doanh nghiệp và Lãnh đạo Doanh nghiệp cần nhận biết được những khó khăn, vướng mắc phải đối mặt trong công tác thu đòi tiền hàng từ đối tác, bạn hàng. Khi Doanh nghiệp đã nhận thấy được những vướng mắc này, Doanh nghiệp cần có hướng giải quyết triệt để nhằm ngăn chặn nguy cơ phát sinh nợ và nợ quá hạn

-     Bạn có đủ thời gian theo dõi, quản lý công nợ của doanh nghiệp mình không?

Nợ của doanh nghiệp thì không thể nói là không có thời gian để theo dõi đốc thúc nợ, nhưng nếu như chúng ta tập trung quá nhiều thời gian dành cho việc thu hồi nợ thì sẽ ảnh hưởng đến công việc chính của chúng ta. Trường hợp nếu giải quyết thu hồi nợ thành công thì không vấn đề gì, ngược lại nếu không thu hồi được sẽ tác động không nhỏ đến kết quả của những việc khác. Do đó, nếu bạn không có nhiều thời gian dành cho việc thu hồi nợ thì nên chuyển công việc chăm sóc, thu nợ cho  một Đơn vị chăm sóc nợ chuyên nghiệp sẽ thay bạn đốc thúc nhắc nợ để bạn tập trung nhiều thời gian cho sản xuất, kinh doanh trong doanh nghiệp mình.

-      Bạn đã tin tưởng vào khả năng thu hồi nợ của nhân viên mình chưa?

Đã là nhân viên chúng ta chắc chắn phải tin tưởng, phải yên tâm để giao công việc cho họ làm. Song về nghiệp vụ, trách nhiệm nghề nghiệp của họ chắc hẳn chúng ta không thể yên tâm tuyệt đối. Nhân viên chăm sóc nợ bên cạnh những kỹ năng thu nợ căn bản đòi hỏi phải có một thái độ, trách nhiệm  nghề nghiệp cao phải xác định thu nợ cho doanh nghiệp như thu tiền của mình thì mới có khả năng thu tiền thành công. Vậy, doanh nghiệp bạn đã có những nhân viên, con người như thế chưa?

-     Bạn đã yên tâm về các thủ tục giao nhận hàng, thủ tục giấy tờ xác nhận nợ đã đầy đủ chưa?

Khi thực hiện mua bán, giao nhận hàng,  đòi hỏi người bán phải tuân thủ nghiêm các quy định theo hợp đồng mua bán mà hai bên đã ký. Giao đúng, đủ số lượng, đảm bảo chất lượng tiến độ, trách nhiệm chuyển giao, bảo hành sản phẩm và những trách nhiệm khác theo quy định về nghĩa vụ của bên bán trong hợp đồn. Thực hiện việc nghiệm thu, đối chiếu, xác nhận công nợ đẩy đủ, kín kẽ để tạo thuận lợi cho  công tác thu tiền về sau. Vậy với tất cả những hồ sơ tài liệu trong một hợp đồng mua bán phải như thế liệu doanh nghiệp của bạn có thực hiện đúng và đẩy đủ không? Nếu chỉ cần chúng ta không hòan thành một hạng mục công việc hay thiếu một trong những nghĩa vụ của bên bán thì rất dễ là cơ hội để bên mua sẽ vin vào đó mà cố tình kéo dài, muốn chiếm dụng vốn không thanh toán đúng hạn cho chúng ta.

-     Bạn có chắc chắn là khách hàng sẽ thanh toán đúng hạn không?

Khi người mua đã nhận được hàng hóa, mục đích của họ được đáp ứng họ thường không quá coi trọng hoặc cố tình lờ đi nghĩa vụ thanh toán của mình hoặc chỉ cần có một lý do mà người bán không thực hiện đúng như hợp đồng họ sẽ vin vào đó để  kéo dài, không thanh toán đúng hạn. Do vậy, có thể nói bán hàng theo thức trả chậm luôn tiềm ẩn nguy cơ rủi ro, người bán rất khó kiểm soát và nhận biết được người mua có thanh toán đúng kỳ hạn cho chúng ta không?

- Bạn có thông tin về tình hình tài chính hiện tại của khách nợ?

Lúc hai bên ký hợp đồng kinh tế, bạn có kiểm tra xác minh tình hình hoạt động, điều kiện tài chính và năng lực của bên mua hàng. Bạn thấy đủ niềm tin, cơ sở về điều kiện tài chính của đối tác mới bắt tay vào việc ký kết HĐKT và cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho họ. Tuy nhiên sau quá trình thực hiện mua bán hàng hóa dịch vụ cho họ, liệu tình hình hoạt động, khả năng tài chính của người mua hiện giờ như thế nào bán có nắm chắc không? Nhân viên bên bạn có theo dõi, bám sát việc sản xuất kinh doanh, tình hình nợ nần, nguồn tài chính của đối tác không? Nghiệp vụ xác minh thông tin, thẩm tra khả năng lực đối tác của nhân viên như thế nào? Thông tin do nhân viên của bạn báo cáo về có đầy đủ và có cơ sở không?...Thiết nghĩ những băn khoăn, vướng mắc của khách hàng chắc chắn chỉ có đơn vị chăm sóc nợ chuyên nghiệp giúp bạn tháo gỡ.

-      Trường hợp có tranh chấp xảy ra bạn đã có kiến thức, kinh nghiệm để xử lý giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực KDTM không?

Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại đòi hỏi người giải quyết phải nắm vững kiến thức luật và có kỹ năng và kinh nghiệm xử lý những vụ việc tranh chấp có như thế mới tạo sự thuận lợi và hạn chế được những thất thoát xảy ra trong quá trình giải quyết. Có rất nhiều doanh nghiệp cũng có riêng một phòng thu nợ hoặc một bộ phận pháp chế, nhưng kỹ năng giải quyết tranh chấp, kỹ năng xử lý thu hồi nợ của họ không có nên  việc thu hồi nợ của họ không đạt kết quả.

-        Bạn có sẵn sàng chấp nhận thua lỗ hoặc có thể hòa vốn để bỏ một khỏan chi phí cho công tác thu nợ khó đòi

Nếu phát sinh nợ khó đòi, doanh nghiệp thường phải mất một khỏan chi phí nhất định cho công tác thu nợ khó đòi  như chi để thuê công ty thu nợ chuyên nghiệp hoặc là các chi phí phát sinh trong quá trình giải quyết thông qua cơ quan tố tụng.  

 Nếu tất cả những câu hỏi, vướng mắc trên mà Quý doanh nghiệp không trả lời được hoặc chưa chắc chắn, thì giải pháp tốt nhất là Quý khách nên lựa chọn sử dụng dịch vụ chăm sóc nợ.

Tin liên quan