Những tồn tại, hạn chế của Ban pháp chế, thu hồi nợ trong DN

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, việc tranh chấp và bị khách hàng chiếm dụng vốn là không tránh khỏi. Để phòng tránh và giải quyết tình trạng đó, nhiều DN phải thành lập riêng một Ban pháp chế, thu hồi nợ hoặc tìm đến các công ty, văn phòng luật nhờ sự trợ giúp, tư vấn. Bộ phận này sẽ phụ trách, giải quyết tất các các vấn đề pháp lý, công nợ của DN. Tuy nhiên, trên thực tế, Ban pháp chế, thu hồi công nợ của DN còn bộc lộ nhiều hạn chế.

thu hồi nợ
Ban pháp chế, thu hồi công nợ của DN còn nhiều hạn chế. Ảnh: Internet

Thứ nhất, Ban pháp chế, thu hồi công nợ có kiến thức pháp luật nhưng chưa thực sự chuyên sâu, kinh nghiệm để xử lý, giải quyết những vụ tranh chấp phức tạp không nhiều.

Thứ hai, sự quyết tâm, tinh thần trách nhiệm trong công việc của Ban pháp chế, thu hồi công nợ chưa cao.

Thứ ba, Ban pháp chế, thu hồi công nợ chưa linh hoạt trong việc xử lý các tình huống, còn bị phụ thuộc và bị điều khiển bởi các cán bộ ngành tư pháp.

Thứ tư, Ban pháp chế, thu hồi nợ của nhiều DN còn cồng kềnh, gây tốn kém chi phí duy trì cho DN.

Nhận thấy những tồn tại, hạn chế trên, nhiều doanh nghiệp đã tìm đến các văn phòng, công ty luật thay vì thành lập các Ban pháp chế, thu hồi công nợ. Kinh nghiệm thực tế tại các quốc gia phát triển, DN thường chỉ sử dụng một chuyên viên pháp lý để làm đầu mối liên hệ, làm việc, hợp tác với văn phòng, công ty luật chuyên nghiệp. Điều này mang lại hiệu quả công việc và kinh tế rất cao.

Với đội ngũ nhân sự đảm bảo về chất lượng và số lượng, 100% là các luật sư, chuyên viên pháp lý, tiến sỹ, thạc sỹ, cử nhân luật hoạt động chuyên sâu trong lĩnh vực thu hồi nợ từ những năm 2000, DFC tự hào là đối tác tin cậy, lâu năm của các doanh nghiệp sản xuất, thương mại, dịch vụ, xây dựng, bảo hiểm… hàng đầu Việt Nam. Chúng tôi sẽ làm thay các công việc của Ban pháp chế, thu hồi nợ của quý DN.

Tin liên quan