Không quá tin vào cam kết thanh toán của khách hàng

Khi ký kết, thực hiện hợp đồng, bên mua hàng, sử dụng dịch vụ thường cam kết thanh toán đúng hạn. Nhưng thực tế, nhiều khách hàng không thực hiện cam kết với những lý do như kinh tế khó khăn, chưa có tiền trả, đợi bên thứ ba thanh toán, hàng hóa, dịch vụ không đáp ứng yêu cầu… Trường hợp này, phần lớn các đối tác viện cớ để chiếm dụng vốn của doanh nghiệp, trừ một số đối tác có lý do chính đáng. Vì thế, doanh nghiệp không nên quá tin vào lời cam kết thanh toán của khách hàng.

thanh toán nợ đúng hạn
Doanh nghiệp không nên quá tin vào cam kết thanh toán của khách hàng. Ảnh: Internet

Bởi vì, khi quá tin vào cam kết của khách hàng, doanh nghiệp sẽ rơi vào thế bị động, không có sự chuẩn bị trước để đối phó với trường hợp khách hàng không thanh toán đúng hạn. Điều này sẽ gây bất lợi cho doanh nghiệp ở những điểm dưới đây:

Thứ nhất, doanh nghiệp ung dung chờ đến thời hạn thanh toán, nhưng đến khi đó, khách hàng lại phải trả một khoản nợ lớn cho đối tác khác, không còn khả năng thanh toán cho doanh nghiệp.

Thứ hai, khách hàng làm ăn khó khăn, có nguy cơ giải thể, phá sản. Vì thế, đến thời hạn cam kết, khách hàng không có tiền để trả cho doanh nghiệp. 

Thứ ba, khách hàng tự mình hoặc thuê bên thứ ba chuẩn bị các phương án đối phó với doanh nghiệp, chây ỳ, kéo dài thời hạn trả nợ, thậm chí tìm cách trốn tránh, loại trừ nghĩa vụ thanh toán tiền cho doanh nghiệp.

Thứ tư, doanh nghiệp không thực hiện trước được các công việc như đánh giá khả năng tài chính hiện tại của khách hàng; kiểm tra lại toàn bộ quá trình thực hiện hợp đồng để chắc chắn doanh nghiệp đã thực hiện đúng, đầy đủ cam kết trong hợp đồng; hoàn thiện đầy đủ hồ sơ pháp lý để có cơ sở đòi nợ khi đối tác không thanh toán khi đã đến hạn.

Vì thế, doanh nghiệp không nên chủ quan, quá tin vào lời cam kết thanh toán của khách hàng. Doanh nghiệp cần phải giữ thế chủ động, quản lý tốt các khoản nợ chưa hoặc vừa đến hạn, chuẩn bị trước các phương án ứng phó trong trường hợp khách hàng không thanh toán đúng thời hạn. Nếu không tự thực hiện được việc này hoặc thực hiện không đạt hiệu quả, doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ ngăn chặn và cơ cấu nợ của các công ty chuyên nghiệp, uy tín như DFC.

Tin liên quan