Lý do khách hàng chiếm dụng vốn, không muốn trả nợ

Dịch vụ thu đòi nợ ngày nay đã dần đi vào tâm chí của các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh. Khi các doanh nghiệp có vướng mắc về công nợ, nhận thấy tự bản thân doanh nghiệp rất khó để thu hồi. Các doanh nghiệp đã biết nghĩ đến phương án thuê dịch vụ đòi nợ bên ngoài.

 

Việc chậm thanh toán cho bạn hàng cũng là một trong những cơ hội để họ sử dụng đồng vốn vào những công việc cấp thiết hơn. Với góc độ là đơn vị thu nợ chuyên nghiệp, chúng tôi đánh giá các doanh nghiệp muốn chiếm dụng vốn, không sẵn sàng thanh toán nợ cho bạn hàng là bởi các lý do sau:

Doanh nghiệp luôn trong tình trạng thiếu, khát vốn và cần nguồn vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh. Trong mọi trường hợp có thể, doanh nghiệp đều muốn tận dụng khai thác nguồn vốn, ngay cả đó là vốn của nhà cung cấp vừa mới cấp hàng cho họ. Việc chậm thanh toán cho bạn hàng cũng là một trong những cơ hội để họ sử dụng đồng vốn vào những công việc cấp thiết hơn. Với góc độ là đơn vị thu nợ chuyên nghiệp, chúng tôi đánh giá các doanh nghiệp muốn chiếm dụng vốn, không sẵn sàng thanh toán nợ cho bạn hàng là bởi các lý do sau:    

Chiếm dụng vốn để phục vụ cho những nhu cầu cấp thiết hơn trong doanh nghiệp: Tận dụng vốn của bạn hàng là việc thường thấy của hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam chúng ta. Khi khoản nợ đã đến hạn nhưng nhận thấy quá hạn chưa lâu, các doanh nghiệp sẵn sàng gọi điện hoặc gửi văn bản xin bạn hàng gia hạn thời gian thanh toán. Họ đưa ra rất nhiều lý do khác nhau để thuyết phục bạn hàng đồng ý cho gia hạn. Trong số đó, có không ít doanh nghiệp thấy đối tác của mình dễ tính, họ xin gia hạn thanh toán nhiều lần. Với tâm lý chung của các nhà cung cấp, do lo sợ mất uy tín, không làm vừa lòng bạn hàng mới, đối tác mới; nên họ vẫn đồng ý cho người mua lùi lại thời gian thanh toán. Chính lẽ đó, các khách nợ cố tình kéo dài, chưa muốn thanh toán cho chủ nợ nhằm dùng đồng vốn đó để chi tiêu, phục vụ việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mặc dù lý do không thanh toán không phải là khó khăn về tài chính.

          Chiếm dụng vốn do nguồn thanh toán chưa sẵn có: Đây là một trong những lý do và cũng là tình trạng phổ biến của các doanh nghiệp khách nợ hiện nay khi bị đòi nợ. Trong lúc này, đồng vốn của doanh nghiệp dư thừa hoặc luôn sẵn có là điều ít xảy ra. Doanh đều phải lấy nguồn này để thanh toán cho nguồn kia; vốn dư thừa, nhàn dỗi không có, đồng vốn lúc nào cũng trong tình trạng xoay vòng, không ngừng nghỉ. Vốn thiếu, các doanh nghiệp phải tìm mọi cách xoay sở để có đồng vốn, phải đi vay ngân hàng, tổ chức tín dụng hoặc các bạn hàng đối tác. Hiện nay, một Doanh nghiệp để có sẵn nguồn thanh toán là rất khó, nếu không họ phải là những doanh nghiệp thực sự lớn mạnh, có tiềm lực về tài chính. Cho nên, các chủ nợ hy vọng hoặc đợi chờ các khách nợ có nguồn để thanh toán cho mình thì không biết phải chở đến khi nào. Chủ nợ phải là những doanh nghiệp sáng suốt, bất kỳ lúc nào cũng phải biết tạo ra và nắm lấy thời cơ để thu hồn vốn cho bản thân mình.

          Chiếm dụng vốn là do hồ sơ thiếu chặt chẽ, nhiều kẽ hở pháp lý: Bên cạnh lý do không thanh toán là do chưa có nguồnhoặc muốn chiếm dụng vốn; một lý do rất phổ biến khiến các khách nợ không muốn thanh toán là yếu tồ hồ sơ. Khi khách nợ phát hiện trong quá trình ký kết, thực hiện hợp đồng hồ sơ còn thiếu và yếu về pháp lý; họ sẵn sàng lợi dụng kẽ hở này để kéo dài, không muốn thanh toán cho bên bán. Chẳng hạn như: Theo quy định trong hợp đồng, Biên bản xác nhận nghiệm thu khối lượng hàng hóa là căn cứ, cơ sở để hai bên thanh toán tiền hàng. Tuy nhiên họ phát hiện hồ sơ hiện tại chưa có tài liệu này, họ sẽ vin vào đó để cố tình không thanh toán.

          Trong quá trình ký kết triển khai hợp đồng, nhà cung cấp phải luôn cẩn trọng để bổ sung hoàn tất những tài liệu, biên bản mà theo quy định trong hợp đồng phải có. Nếu không, chỉ cần một sơ hở dù là nhỏ nhất về hồ sơ khách nợ sẽ vin vào đó để chiếm dụng vốn, không thanh toán nợ cho chúng ta.

Tin liên quan