Các tranh chấp công nợ phát sinh trong mua bán hàng hóa

Hoạt động mua bán hàng hóa giữa các DN là một trong những hoạt động tiềm ần nhiều nguy cơ phát sinh tranh cấp. Tranh chấp xảy ra có thể ở giai đoạn giao hàng, lắp đặt chạy thử hoặc ở giai đoạn thanh toán tiền hàng. Trên thực tế, do các bên tin tưởng nhau không làm chặt chẽ các quy trình, dẫn đến khi xảy ra mâu thuẫn, xung đột. Các bên rất khó thương lượng, hòa giải. Với kinh nghiệm hành nghề của mình, DFC đưa ra một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến tranh chấp trong lĩnh vực kinh doanh thương mại. cụ thể như sau:

a. Tranh chấp liên quan đến chất lượng, số lượng và các tài liệu đi kèm:

       Có thể xuất phát từ mục đích lợi nhuận hoặc do các nguyên nhân khác tác động, Người bán đã có những hành vi sai trái, cố tình hoặc vô ý cung cấp cho người mua hàng hóa không đúng chủng loại, chất lượng như thỏa thuận ban đầu. Khi bên mua phát hiện hành vi giao hàng không đúng theo hợp đồng của bên bán,  bên mua sẽ không nhận hàng, đề nghị trả lại hàng hoặc yêu cầu hoàn tiền đã ứng trước. Khi đó, mâu thuẫn, xung đột của các bên nảy sinh. Nếu sự việc không căng thẳng, có thể tự giải quyết được; nhưng khi vụ việc trở nên phức tạp hoặc do có sự cố ý của một trong hai bên, thì có thể phải giải quyết bằng thức quyết liệt, mãnh mẽ hơn.hợp đồng mua bán hàng hóa

 b. Do đã nhận tiền đặt trước nhưng không giao hàng:

       Trong một số trường hợp, sau khi đã nhận tiền đặt cọc hoặc tạm ứng trước một phần tiền mua hàng của bên mua, bên bán hàng đã không giao hàng cho bên mua mà chiếm đoạt hoặc sử dụng số tiền đó vào mục đích khác, hết thời hạn thực hiện hợp đồng vẫn không tìm được hàng để giao cho bên mua.

      Theo quy định của Bộ luật Dân sự, nếu bên bán mới nhận khoản tiền đặt cọc mà hợp đồng không có thoả thuận khác thì đương nhiên bên bán phải trả cho bên mua với tổng số tiền là 200% giá trị khoản tiền đặt cọc đã nhận khi từ chối thực hiện hợp đồng.

       Đối với khoản tiền tạm ứng mua hàng bên bán đã nhận của bên mua thì không thể xử lý như đối với khoản tiền đặt cọc được. Trường hợp này, cần hiểu là bên bán đã chấp nhận bán cho bên mua số lượng hàng hoá có giá trị tương đương với số tiền đã nhận. Vì bất cứ lý do gì (ngoài những lý do pháp luật đã loại trừ), cần tôn trọng và áp dụng nguyên tắc bên bán phải có trách nhiệm giao cho bên mua khối lượng hàng hoá tương đương giá trị tiền đã nhận tại thời điểm đó. Có nghĩa tại thời điểm nhận tiền tạm ứng, bên bán có nghĩa vụ giao cho bên mua đủ số lượng hàng hoá tương đương số tiền theo giá trị hợp đồng.

Khi bên bán không thực hiện được hợp đồng, tức là có vi phạm xảy ra, bên bán có trách nhiệm phải trả bên mua đúng số lượng hàng hoá tương đương với tỷ lệ giá trị hợp đồng đã ký kết mới bảo đảm quyền lợi của bên mua. Nếu hợp đồng không có thoả thuận khác về phạt hợp đồng, bồi thường thiệt hại thì chỉ có thể áp dụng các quy định của Bộ luật Dân sự để giải quyết nội dung tranh chấp.

     Việc bên bán tự nguyện hoàn trả số tiền đặt cọc, tiếp tục thực hiện hợp đồng hoặc bồi thường thiệt hại là rất khó. Do đó, cần có một đơn vị chuyên nghiệp giúp bạn giải quyết tranh chấp và thu hồi vốn một cách hiệu quả.

c. Tranh chấp do lỗi của bên mua đã nhận đủ hàng nhưng không tiến hành thanh toán hoặc tiến hành thanh toán không đầy đủ tiền hàng.

       Trong thời kỳ kinh tế khó khăn như hiện nay thì thực trạng các bên sau khi đã nhận đầy đủ số lượng hàng hóa theo quy định của hợp đồng nhưng lại không tiến hành thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ giá trị hàng hóa đã nhận được thường xuyên xảy ra. Đây là thực trạng ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của bên bán. Khi đó sẽ xảy ra tranh chấp liên quan đến nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng.

       Tranh chấp trở nên phức tạp và khó giải quyết hơn khi các bên để vụ việc kéo dài và không giải quyết dứt điểm. Trong khi đó, tại thời điểm tiến hành giao nhận hàng do tin tưởng bạn hàng nên quá trình giao nhận hàng diễn ra không đúng như quy định tại hợp đồng, thiếu cơ sở chứng minh đã giao hàng đầy đủ và đảm bảo chất lượng.

            Việc bên mua không tự nguyện thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ tiền hàng sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của bên bán. Để đảm bảo hồ sơ của bạn được hoàn thiện về mặt pháp lý và kết hợp thu hồi cợ hiệu quả, Quý khách hàng cần tìm đến đơn vị chuyên nghiệp trong lĩnh vực tư vấn pháp lý giải quyết tranh chấp kết hợp thu hồi công nợ.

D Do không ký hoàn tất hồ sơ giao hàng, biên bản nghiệm thu lắp đặt, xác nhận tiền hàng:

       hợp đồng mua bán hàng hóa Trong một số trường hợp khi tiến hành giao dịch mua bán hàng hóa, do sự tin tưởng lẫn nhau nên khi tiến hành giao hàng không có biên bản giao nhận hàng hóa hoặc khi tiến hành giao tiền không có giấy xác nhận đã giao nhận tiền. Do đó, khi phát sinh mâu thuẫn việc giải quyết tranh chấp sẽ gặp những khó khăn rất lớn trong việc chứng minh đã thực hiện giao hàng hoặc đã thực hiện nhận tiền.

        Nghĩa vụ chứng minh trong vụ án dân sự thuộc về bên yêu cầu, trong khi không có các chứng từ xác nhận việc giao hàng hoặc đã giao tiền. Lúc này, để chứng minh cho việc đã giao hàng hoặc đã giao tiền cần phải dựa trên các chứng cứ gián tiếp. Do đó, để tiến hành thu thập và hoàn thiện các chứng từ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có cơ sở là rất khó khăn. Bởi vậy cần có một đơn vị chuyên nghiệp giúp các bên trong việc thu thập những bằng chứng có lợi góp phần chứng minh yêu cầu khởi kiện à có cơ sở

Tin liên quan