Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán thép
Thép là một mặt hàng được mua bán phổ biến hiện nay, từ số lượng nhỏ đến những đơn hàng hàng trăm tấn thép. Nó là một nguyên vật liệu dùng trong xây dựng. Với sự phát triển của xã hội hiện nay, các công trình mọc lên ngày càng nhiều thì việc mua bán thép diễn ra ngày càng tăng. Việc mua bán diễn ra ngày càng nhiều thì dẫn tới hệ quả là xảy ra càng nhiều tranh chấp liên quan đến việc mua bán thép nay. Bài viết này Luật sư DFC sẽ chia sẻ với bạn đọc về vấn đề này.
1. Thế nào là tranh chấp hợp đồng mua bán thép?
Hơp đồng mua bán thép thông thường được kí giữa cá nhân với pháp nhân giữ cá nhân với cá nhân hoặc giữa pháp nhân với pháp nhân. Hợp đồng quy định rõ về số lượng và chất lượng của sản phẩm.
Tranh chấp hợp đồng mua bán thép được hiểu là các chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các điều khoản thỏa thuận mà hai bên đã thỏa thuận giao kết.
Việc tranh chấp hợp đồng mua bán thép có một số đặc điểm sau:
- Tranh chấp thường phát sinh từ việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng.
- Tranh chấp hợp đồng mua bán thường xoay quanh cả lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần.
- Nguyên tắc giải quyết tranh chấp hợp đồng thường được quy định sẵn trong hợp đồng hoặc phụ lục hợp đồng, hoặc bản cam kết giữa các bên.
2. Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán thép
Quan hệ hợp đồng thông thường là giữa nhà cung cấp thép và các bên như nhà thầu hay bên thi công công trình. Do vậy, quan hệ hợp đồng này thường là quan hệ đối tác làm ăn lâu dài. Khi xảy ra tranh chấp, các bên thường lựa chọn các phương thức tránh tạo thêm xung đột như thương lượng hay hòa giải. Trong trường hợp không thể thương lượng hay hòa giải thì các bên mới lựa chọn đến phương thức xử lí theo pháp luật.
Thứ nhất, phương thức thương lượng. Thương lượng là phương thức các bên có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan tự đứng ra bàn bạc, thảo luận và định đoạt mà không thông qua một cơ quan có chức năng nào. Việc thương lượng này là một cách giải quyết tranh chấp không chính thức nhưng thường đem đến hiệu quả cao và không làm tổn thương đến hòa khí của đôi bên, tránh ảnh hưởng đến quan hệ hợp tác về lâu dài.
Giải quyết tranh chấp bằng phương thức thương lượng này có một số ưu điểm như:
- Tổ chức thương lượng tùy nghi thời gian và địa điểm
- Không bị ràng buộc bởi quy trình thủ tục tố tụng
- Giữ được mối quan hệ cộng tác và giữ được bí mật kinh doanh
Tuy nhiên, phương thức trên chỉ có hiệu quả đối với các đối tác có thiện chí và tinh thần hợp tác, thỏa thuận trong thương lượng này không được cơ quan thi hành án hỗ trợ thi hành nên dễ đi đến thất bại và phải sử dụng phương thức khác.
Thứ hai, phương thức hòa giải. Hòa giải là phương thức phổ biến nhất trong việc giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực kinh doanh thương mại nói chung và trong việc giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán thép nói riêng. Hòa giải có một số ưu điểm sau:
- Hòa giải nhanh chóng, ít tốn kém.
- Các bên hòa giải trên tinh thần thiện chí và cùng nhau tìm giải pháp giải quyết hậu quả sao cho cân bằng lợi ích giữa các bên.
- Giữ được quan hệ hợp tác giữa công ty và cá nhân tham gia đại diện hòa giải.
Tuy nhiên, việc hòa giải cũng có nhược điểm là nếu hòa giải không thành thì sẽ khó để khăn hơn khi sử dụng phương thức khởi kiện, vì trong quá trình hòa giải hai bên đã trao đổi cởi mở, trình bày rõ lỗi của các bên cho nên có thể sau khi trao đổi bên bị vi phạm sẽ thay đổi hồ sơ, không cung cấp hóa đơn, biên bản nhận làm giao nhận hàng hóa hoặc thanh lý, quyết toán hợp đồng dẫn đến việc khép hồ sơ pháp lý trở nên bất lợi hơn.
Thứ ba, phương thức giải quyết tranh chấp thông qua tố tụng tại tòa án. Đây là phương thức cuối cùng của việc giải quyết tranh chấp. Việc giải quyết tranh chấp được pháp luật đảm bảo nên có thể nói đây là phương thức giải quyết an toàn và có hiệu quả thi hành cao nhất. Tuy vậy, việc tố tụng tại tòa án rất phức tạp và là mất nhiều thời gian của các bên.
Mỗi phương thức giải quyết lại có một ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Tùy vào tình trạng tranh chấp mà các bên có thể lựa chọn cho mình một phương thức giải quyết tranh chấp khác nhau.
Trên đây là chia sẻ đến từ Luật sưu DFC về vấn đề các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán thép. Trường hợp bạn đọc có thắc mắc hay cần tư vấn kỹ hơn về các vấn đề pháp lý của mình, liên hệ ngay tới số điện thoại 0913.348.538 để được Luật sư chúng tôi tư vấn miễn phí.