Tiền thai sản là tài sản chung hay tài sản riêng?
Hôn nhân không có tình yêu hoặc vợ chồng có quá nhiều điểm khác nhau về cách sống, quan điểm sống…sẽ dẫn đến bờ vực của sự chia ly. Tài sản khi ly hôn sẽ là tranh chấp phổ biến của vợ chồng khi chấm dứt quan hệ hôn nhân, và trong đó không loại trừ tài sản khi vợ sinh con.
Hỏi: Chào Luật sư, tôi và chồng kết hôn từ năm 2016 và có một bé trai năm nay được 15 tháng tuổi. Do vợ chồng không cùng quan điểm sống, chồng tôi thường xuyên chơi lô đề, cờ bạc không quan tâm và yêu thương vợ, con; nhiều lần đã đánh đập và xúc phạm đến tôi và gia đình tôi, nay cuộc sống hôn nhân không còn hạnh phúc nên chúng tôi muốn ly hôn. Tôi có một khoản tiền thai sản mới được lĩnh sau khi sinh con nhưng không xác định được tài sản riêng hay tài sản chung. Luật sư cho tôi hỏi Tiền thai sản là tài sản chung hay tài sản riêng? Trong trường hợp chồng tôi đòi nuôi con thì tôi có khả năng được nuôi con hay không? Xin Luật sư tư vấn giúp tôi.
Đáp: Chào chị, cảm ơn chị đã gửi câu hỏi tư vấn đến Tổng đài tư vấn pháp luật Công ty Luật DFC. Sau đây chúng tôi xin giải đáp thắc mắc cho chị về Có thể giải quyết thuận tình ly hôn nhưng vắng mặt được không? với các thông tin như sau:
Căn cứ pháp lý:
- Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2015
- Các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
Nội dung tư vấn:
1. Tiền thai sản là tài sản riêng hay tài sản chung
Theo quy định tại Điều 43 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, quy định về tài sản riêng của vợ chồng như sau:
1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.
Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 126/2014/NĐ-CP hướng dẫn tài sản khác theo quy định của pháp luật bao gồm:
- Quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ;
- Tài sản mà vợ, chồng xác lập quyền sở hữu riêng theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác;
- Khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng.
Như vậy, tiền thai sản là khoản tiền được hưởng theo ưu đãi của pháp luật về lao động khi phụ nữ sinh con có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và đáp ứng đầy đủ các điều kiện tại Luật BHXH. Tài sản này được coi là tài sản gắn liền với nhân thân của vợ và không thể chuyển giao cho người khác, vì vậy đó là tài sản riêng của người vợ trong thời kỳ hôn nhân.
2. Trường hợp chồng tôi đòi nuôi con thì tôi có khả năng được nuôi con hay không?
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, con dưới 03 tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì vợ chồng có thể thỏa thuận để phù hợp với lợi ích của con.
Như vậy, trong trường hợp chồng chị cũng muốn đòi quyền nuôi con thì Tòa án sẽ xem xét các yếu tố sau đây để quyết định ai là người được nuôi con:
- Điều kiện về vật chất: Nơi ở, môi trường sống, sinh hoạt, học tập… mà mỗi người có thể dành cho con dựa trên công việc của bố mẹ, thu nhập hợp pháp, chỗ ở của bố mẹ.
- Các yếu tố về tinh thần: Thời gian chăm sóc, nuôi dạy con học tập, tình yêu thương, sự quan tâm của cha mẹ dành cho con, điều kiện vui chơi, giải trí, trình độ học vấn của cha mẹ….
Như vậy, khi chị chứng minh mình đủ điều kiện để chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục và phù hợp với các lợi ích của con thì Tòa án sẽ xem xét cho chị được trực tiếp nuôi con mà không cần phụ thuộc vào tài chính của chồng chị nhiều hơn chị.
Trên đây là thông tin tư vấn của Luật sư Công ty Luật DFC về trường hợp Tiền thai sản là tài sản riêng hay tài sản chung của chị. Nếu như còn thắc mắc, chị vui lòng gọi tới Tổng đài Tư vấn pháp luật 0913.348.538 để được tư vấn kĩ lưỡng hơn từ Công ty.