Thực trạng công nợ khó đòi nợ trong hoạt động mua bán, cung cấp VLXD
Đăng sau sự vui vẻ, phấn khích trong hoạt động mua bán VLXD sôi nổi là những nỗi lo, sự căng thẳng trong việc giải quyết tình trạng nợ đọng không thể thu hồi được sau khi cung cấp VLXD. Đó là tỉnh trạng chung của các DN chuyên cung cấp các nguyên liệu là VLXD cho các Dự án, công trình BĐS ngày nay.
Trong hơn 10 năm qua, hoạt động đầu tư xây dựng các dự án, công trình nhất là xây dựng các tòa nhà văn phòng, nhà chung cư phát triển rầm rộ trên khắp phạm vi toàn quốc. Dẫn đến, hoạt động mua bán, cung ứng VLXD trên thị trường sôi nổi và tăng trưởng mạnh mẽ. Kéo theo đó là tình trạng nợ đọng, sự chiếm dụng vốn giữa các doanh nghiệp với nhau do phát sinh từ việc mua bán các vật tư xi măng, sắt thép rất phổ biến.
Theo đánh giá của DFC trong gần 15 năm thực hiện thu nợ cho các Doanh nghiệp cung cấp VLXD, nhận thấy: Hoạt động mua bán, cung cấp VLXD cho các Nhà thầu thi công, các Chủ đầu tư thi công công trình , dự án tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy cơ nợ xấu, nợ khó đòi cho các doanh nghiệp là rất lớn. Hợp đồng mua bán VLXD thường có giá trị lớn; việc cung ứng hàng hóa phải diễn ra trong thời gian dài, chia làm nhiều giai đoạn; phụ thuộc theo tiến độ thi công thực tế tại công trình. Mặt khác các tài liệu đi kèm như chứng chỉ, mẫu thí nghiệm chất lượng đòi hỏi phải có và đầy đủ nhằm phục vụ cho công tác nghiệm thu hạng mục và toàn bộ công trình. Cho nên hồ sơ hình thành công nợ nhiều và phức tạp hơn so với các hàng hóa thông thường khác.
Cũng theo thống kê nội bộ của DFC, khối lượng công việc đi thu hồi trong mua bán ngành VLXD chiếm tỷ trọng 20% trong tổng khối lượng công việc chung; và chiếm 25% về giá trị trong tổng giá trị công nợ DFC đi thu hồi. Qua đó cho thấy, nhu cầu thu đòi nợ phát sinh trong mua bán vật tư ngành xây dựng là rất lớn so với các ngành nghề khác.
Do tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro và bất lợi khi giao dịch với đối tác, DFC khuyến nghị các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành VLXD cần chú ý và nghiêm túc thực hiện các điều khoản mà bên mua và bên bán đã thỏa thuận trong hợp đồng. Đặc biệt, đối với điều khoản thanh toán, bên bán cần chú ý loại bỏ (nếu có thể) những ràng buộc trong phương thức, điều kiện thanh toán để qúa trình làm hồ sơ thanh toán cũng như việc thu tiền hàng không bị gắp rắc rối và bị bên mua gây khó dễ.