Kinh nghiệm thu hồi công nợ hiệu quả cho doanh nghiệp

Thu hồi công nợ là vấn đề mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng quan tâm. Bởi đây là việc giúp doanh nghiệp thu hồi lại vốn sau khi tiến hành hành các hoạt hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên thực tế chỉ ra rằng việc thu hồi công nợ không phải là vấn đề đơn giản và thường doanh nghiệp sẽ “mắc kẹt” không tìm được cách để thu hồi. Việc tìm ra giải pháp và có một quy trình hợp lý sẽ giúp gia tăng khả năng thu hồi được khoản nợ cho doanh nghiệp. Bài viết này, Luật sư DAC sẽ chia sẻ với doanh nghiệp quy trình thu hồi nợ hiệu quả dựa trên kinh nghiệm hoạt động thực tiễn và kiến thức chuyên môn từ chuyên gia của chúng tôi.

1. Thu hồi công nợ của doanh nghiệp là gì

Trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu khái niệm về công nợ. Theo đó, công nợ được hiểu đơn giản là toàn bộ khoản tiền phát sinh từ các giao dịch trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà phía đối tác trong giao dịch chưa thanh toán theo đúng thời hạn thỏa thuận giữa hai bên.Công nợ bao là toàn bộ các khoản tiền gồm: các khoản phải thu khách hàng, phải trả người bán, các khoản tạm ứng và các khoản phải thu, phải trả khác.

Thu hồi công nợ là việc doanh nghiệp có khoản nợ hay còn gọi là chủ nợ yêu cầu doanh nghiệp/cá nhân nợ thực hiện thanh toán các khoản tiền, tài sản khác khi đến hạn hoặc quá hạn thanh toán theo thỏa thuận hoặc hợp đồng giữa hai bên hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Kinh nghiệm thu hồi công nợ hiệu quả

Dưới đây là một số kinh nghiệm thu hồi công nợ hiệu quả đã được chúng tôi triển khai thành công cho rất nhiều doanh nghiệp nhằm giúp họ thu hồi lại được khoản nợ của mình.

2.1. Quy định chi tiết, cụ thể về các điều khoản liên quan đến thanh toán trong hợp đồng

Trước khi ký kết thỏa thuận hay hợp đồng, các bên nên ngồi lại với nhau để cùng trao đổi và thống nhất về các điều khoản liên quan đến thanh toán để từ đó có được một chính sách chi trả rõ ràng minh bạch. Nội dung điều khoản phải nêu rõ về thời hạn thanh toán, quy định về việc thanh toán bắt buộc chi trả đúng hạn và có mức phạt/bồi thường cụ thể nếu phát sinh trường hợp khách hàng thanh toán chậm hoặc không thực hiện thanh toán.

2.2. Chủ động liên hệ và gặp trực tiếp khách hàng khi có công nợ phát sinh

Phía doanh nghiệp cần thực hiện đúng việc cung cấp các chứng từ thanh toán làm căn cứ chứng minh cho việc thực hiện đúng nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc hợp đồng. Sau khi đã gửi đầy đủ và đúng các chứng từ thanh toán cho khách hàng, phía doanh nghiệp nên cử một nhân viên phụ trách việc gọi điện và hẹn gặp trực tiếp khách hàng để hỏi về phương án thanh toán cũng như hạn chót thanh toán công nợ. Sau khi trao đổi đổi trực tiếp với khách hàng, phía doanh nghiệp nghiệp cần yêu cầu phía khách hàng đưa ra cam kết bằng văn bản về việc thanh toán và thời hạn thanh toán khoản công nợ đó.

2.3. Soạn thư, công văn yêu cầu khách nợ thanh toán

Song song với việc gặp mặt trao đổi, phía doanh nghiệp có thể soạn thảo những văn bản yêu cầu bên khách nợ thanh toán khoản nợ cho mình sao cho hiệu quả nhất. Những văn bản yêu cầu thanh toán nợ này vừa giúp khách nợ nắm bắt được thông tin cần thiết về khoản nợ, thời hạn thanh toán, phương thức thanh toán,… vừa là căn cứ để doanh nghiệp khởi kiện, xác định thời hiện khởi kiện và là căn cứ để tạo lợi thế trong việc cung cấp hồ sơ, chứng cứ trước Toà án sau này.

2.4. Mọi trao đổi, giao dịch với khách hàng cần được lưu trữ lại dưới dạng tài liệu

Mọi dữ liệu khi giao dịch với khách hàng từ email, thư, cuộc gọi, tin nhắn,… đều rất quan trọng. Vì vậy doanh nghiệp nên lưu trữ toàn bộ những dữ liệu này để thuận tiện khi tìm hiểu hồ sơ khách hàng cũng như sử dụng làm bằng chứng cho việc kiện tụng sau này nếu cần thiết.

2.5. Có sự tư vấn và hợp tác cùng một tổ chức chuyên thu hồi công nợ

Trong trường hợp khách hàng đã quá hạn thanh toán nhiều ngày và phía doanh nghiệp đã dùng mọi cách để thu hồi công nợ nhưng không có hiệu quả thì doanh nghiệp nên hợp tác với một tổ chức chuyên thu hồi công nợ uy tín.

Lời khuyên cho các doanh nghiệp là nên tìm đến các công ty luật có kinh nghiệm trong mảng thu hồi công nợ. Bởi đây sẽ là cộng sự am hiểu pháp luật và có kinh nghiệm trên thực tiễn, từ đó sẽ đưa ra cho doanh nghiệp những phương án thu hồi công nợ một cách hiệu quả nhất.

3. Luật DAC chuyên tư vấn thu hồi công nợ

Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Tư vấn thu hồi công nợ cho các doanh nghiệp trong nước và quốc tế, Luật sư DAC cung cấp dịch vụ thu hồi công nợ cho khách hàng như sau:

- Giúp doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ chặt chẽ, đảm bảo tính pháp lý để ràng buộc trách nhiệm khách hàng để thu hồi nợ, rà soát lại các hồ sơ, tài liệu phát sinh trong quá trình cung cấp, mua bán hàng hóa dịch vụ với đối tác,… xem đã đầy đủ hay chưa.

- Hỗ trợ doanh nghiệp đàm phán mềm mỏng với đối tác để thu hồi nợ một cách nhanh chóng, hiệu quả, tránh xảy ra mâu thuẫn.

- Luật sư hỗ trợ doanh nghiệp tiến hành đàm phán thu hồi nợ mạnh mẽ, quyết liệt khi đối tác không có thái độ hợp tác trả nợ.

- Giúp doanh nghiệp soạn đơn khởi kiện, chuẩn bị hồ sơ, tư vấn những chứng cứ, tài liệu có lợi cho doanh nghiệp trong việc thu hồi nợ.

- Nếu được doanh nghiệp ủy quyền, luật sư bên DAC sẽ thay mặt doanh nghiệp tiến hành các trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật tố tụng để đòi lại quyền lợi cho doanh nghiệp trong việc thu hồi nợ cho doanh nghiệp trước Tòa án.

- Tư vấn các cách thức để doanh nghiệp xử lý trong trường hợp khi bản án tòa tuyên đã có hiệu lực thi hành nhưng bên đối tác không thực hiện.

Trên đây là nội dung khái quát chia sẻ về kinh nghiệm thu hồi công nợ hiệu quả cho doanh nghiệp. Trong trường hợp doanh nghiệp đang gặp khó khăn hay có nhu cầu muốn tìm một đơn vị Luật uy tín để thu hồi công nợ cho mình, Luật sư DAC sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ, liên hệ ngay 0913.348.538.

Tin liên quan