Phân biệt giữa công ty đòi nợ thuê hợp pháp và không hợp pháp

Hiện nay, nhu cầu phát triển của kinh tế - xã hội và hợp tác lẫn nhau mà các giao dịch liên quan đến tài sản thường xuyên được diễn ra. Ở Việt Nam, việc không trả đúng, trả đủ số tiền nói riêng và số tài sản nói chung phải thực hiện nghĩa vụ dù đã quá thời hạn trả hay hiểu nôm na là “nợ nần” không còn là một từ ngữ khó hiểu. Từ đó, các hình thức đòi nợ thuê dần ra đời, trong đó đòi nợ thuê theo hình thức công ty thu hồi nợ hợp pháp và hình thức thu hồi nợ không hợp pháp là hai hình thức phổ biến nhất. Chúng tôi – Đội ngũ của Công ty TNHH Luật DFC thông qua bài viết này sẽ gửi đến bạn nội dung phân biệt giữa công ty đòi nợ thuê hợp pháp và không hợp pháp.

Trước hết, chúng ta cần nắm vững một số quy định của pháp luật về dịch vụ đòi nợ thuê như sau: kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 (ngày có hiệu lực pháp luật của Luật Đầu tư năm 2020 thay thế Luật Đầu từ 2014) thì đã đưa ngành nghề “kinh doanh dịch vụ đòi nợ” vào ngành nghề cấm kinh doanh thay vì là ngành nghề kinh doanh có điều kiện như quy định tại Luật Đầu tư năm 2014. Đối với trường hợp các hợp đồng dịch vụ đòi nợ được đàm phán ký kết, thực hiện và có hiệu lực từ trước ngày 01 tháng 01 năm 2021 thì sẽ chấm dứt hiệu lực vào ngày 01 tháng 01 năm 2021. Các bên có quyền tiến hành các hoạt động thanh lý hợp đồng theo quy định của pháp luật.

Như vậy, ngành nghề kinh doanh dịch vụ đã bị loại và đưa vào loại ngành nghề kinh doanh bị cấm theo Luật Đầu tư năm 2020. Tuy nhiên, dựa theo quy định của pháp luật dân sự về ưu tiền quyền quyết định và tự định đoạt của người dân, trong đó là quyền thỏa thuận thì việc một cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp (bên chủ nợ) thực hiện việc ủy quyền cho một cá nhân, tổ chức doanh nghiệp khác thực hiện công việc nhờ tư vấn, tham gia hỗ trợ hoặc thay mặt họ (bên thứ ba) thực hiện công thu hồi những khoản nợ của bên thiếu nợ chưa thực hiện, thực hiện chưa đầy đủ nghĩa vụ thanh toán (bên con nợ) thì vẫn có thể tiếp tục thực hiện.

Đối với trường hợp một cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp sử dụng phương pháp đòi nợ thuê giang hồ thì tiềm ẩn nhiều nguy cơ, rủi ro không cần thiết cho người thực hiện hành vi giang hồ đòi nợ ấy. Các giang hồ thực hiện công việc này đa phần là những thành phần có tiền án, tiền sự cùng bản chất hung hăng, sẵn máu du côn trong người thực hiện những việc mà những người dân bình thường cũng không dám thực hiện như đâm chém, chửi bới, dọa nạt… Khiến cho những “con nợ” cảm thấy bất an, lo sợ. Những giang hồ này, tùy theo tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi mà có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc xử phạt vi phạm hành chính:

  • Về truy cứu trách nhiệm hình sự: giang hồ có thể bị truy cứu về các tội danh quy định tại Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung 2017 như Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác (Điều 134), Tội giết người (Điều 123), Tội đe dọa giết người (Điều 133)…;
  • Về xử lý vi phạm hành chính: giang hồ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định số 167/2013/NĐ – CP của Chính phủ như có cử chỉ, lời nói thô bạo, xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác (điểm a, Khoản 1, Điều 5), đánh nhau hoặc xúi giục đánh nhau (điểm a, Khoản 2, Điều 5)…

Mặt khác, không chỉ các giang hồ sẽ bị chế tài của pháp luật xử lý mà thậm chí những người thuê họ thực hiện công việc này cũng sẽ bị vướng phải vòng lao lý không đáng có như có vai trò đồng phạm trong các vụ án hình sự do chính những giang hồ của mình thực hiện như người giúp sức, người xúi giục…

Ngược lại với hình thức đòi nợ mang tính khắc nghiệt trên của giang hồ thì hiện nay, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp thường lựa chọn con đường sử dụng các chủ thể có năng lực tiến hành nhận sự tư vấn, hỗ trợ hoặc thay mặt mình thông qua ủy quyền để thu hồi những khoản nợ. Hình thức này sẽ chỉ sử dụng một phương pháp duy nhất là các quy định của pháp luật cho phép để thu hồi các khoản nợ. Đâu có thể coi là một hình thức thu hồi nợ “có học” bởi tính pháp lý cao và nhân văn của nó.

 Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty TNHH Luật DFC về phân biệt giữa công ty đòi nợ thuê hợp pháp và không hợp . Nếu Quý Khách hàng có bất kỳ ý kiến hoặc thắc mắc có liên quan hay đang gặp khó khăn trong việc thu hồi công nợ và mong muốn tìm dịch vụ luật sư tư vấn thu hồi công nợ hiệu quả, hãy liên hệ ngay với Luật DFC thông qua số điện thoại 0913.348.538.

Tin liên quan