Những Nguyên Nhân Dẫn Đến Tranh Chấp Trong Hợp Đồng Thi Công Xây Dựng
15/11/2023
|
Admin
Tranh chấp trong Hợp đồng xây dựng có nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan khác nhau; song với nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực tư vấn, giải quyết tranh chấp cho các DN thi công xây dựng. Luật sư chúng tôi xin đưa ra một số nguyên nhân cơ bản dưới đây:
Thi công xây dựng là một trong những hoạt động tiềm ẩn rủi ro và tranh chấp xảy ra nhiều nhất. Những nguyên nhân gây ra tranh chấp thường tập trung vào một số vấn đề đó lá: Tranh chấp liên quan đến các yêu cầu bồi thường thiệt hại do công trình xây dựng bị chậm trễ tiến độ, không đúng thiết kế, không bảo đảm chất lượng; bảo hành công trình, vi phạm các điều khoản hợp đồng, chậm trễ thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng...DFC sẽ phân tích một số nguyên nhân cơ bản phát sinh tranh chấp trong lĩnh vực này như sau
a, Thứ nhất, liên quan đến tiến độ, chất lượng thi công công trình:
- Trong lĩnh vực thi công xây dựng vấn đề tiến độ và chất lượng công trình là các yếu tố quan trọng thường được quy định chặt chẽ tại các hợp đồng thi công xây dựng giữa nhà thầu và Chủ đầu tư. Tuy nhiên, trong quá trình thi công do tác động của nhiều yếu tố chủ quan, khách quan khác nhau như thời tiết, điều kiện về vốn, nhân lực hoặc có thể do tâm lý xem trọng lợi nhuận làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình…mà không ít các nhà thầu đã thi công công trình không đảm bảo về mặt thời gian hoặc chất lượng công trình.
- Khi đó sẽ xảy ra tranh chấp giữa Chủ đầu tư và nhà thầu thi công về việc phạt vi phạm hợp đồng, hoàn lại tiền ứng trước…
- Khi xảy ra tranh chấp nêu trên để hạn chế rủi ro, chứng minh được lỗi không thuộc về mình, các bên cần lưu ý hoàn thiện các chứng từ để chứng minh đơn vị mình đã hoàn thiện các nội dung công việc theo hợp đồng như:
- Đối với Chủ đầu tư cần có văn bản về việc yêu cầu nhà thầu thi công hoàn thành tiến độ, Biên bản làm việc giữa các bên thể hiện nội dung nhà thầu thi công đã không hoàn thành tiến độ, chứng từ chứng minh về việc đã chuyển tiền tạm ứng theo hợp đồng…
- Đối với nhà thầu thi công: Để hạn chế vấn đề buồi thường thiệt hại cần chứng minh lỗi tiến độ là do lỗi khách quan hoặc do lỗi của Chủ đầu tư…
- Các bên cần lưu ý các điều khoản quy định tại hợp đồng, các quy định tại các văn bản Luật xây dựng … quy định về chất lượng, tiến độ công trình để tìm cách tháo gỡ và giải quyết tranh chấp
b,Thứ hai, về vi phạm nghĩa vụ tanh toán của Chủ đầu tư không cho nhà thầu
- Trong lĩnh vực xây dựng cơ bản thì đây là loại tranh chấp thường xảy ra giữa Chủ đầu tư và nhà thầu thi công. Khi các nhà thầu đã hoàn thành nghĩa vụ thi công theo hợp đồng nhưng Chủ đầu tư lại không tiến hành thanh toán đầy đủ khối lượng mà nhà thầu đã thi công hoặc có thể tìm cách gây khó khăn, chậm trễ thanh toán.
- Để đảm bảo chứng minh hồ sơ của mình đủ điều kiện thanh toán, nhà thầu cần hoàn thiện đầy đủ các chứng từ như Biên bản nghiệm thu khối lượng, biên bản nghiệm thu thanh toán, Xuất đầy đủ hóa đơn GTGT, Gửi công văn đề nghị thanh toán đến Chủ đầu tư…
- Trường hợp hồ sơ của bạn chưa hoàn thiện các chứng từ chứng minh nghĩa vụ thanh toán, bạn cần có nghiệp vụ để hoàn thiện hồ sơ trước khi tiến hành khởi kiện giải quyết tranh chấp.
c, Thứ 3 Tranh chấp do việc chấm dứt hợp đồng trước thời hạn.
- Dạng tranh chấp do đơn phương chấm dứt hợp đồng là loại tranh chấp thường xảy ra với tất cả các bên (bên Chủ đầu tư hoặc nhà thầu thi công).
- Trong quá trình thi công xây dựng có thể do nhiều lý do khác nhau mà một trong hai bên đã tiến hành chấm dứt hợp đồng trước thời hạn. Khi một trong hai bên chấm dứt hợp đồng sẽ xảy ra thiệt hai cho bên còn lại. Khi quyền và lợi ích của một bên bị xâm phạm thì hệ quả tất yếu đó là tranh chấp sẽ xảy ra giữa các bên về yêu cầu bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm hợp đồng
- Theo quy định của pháp luật dân sự: để chứng minh yêu cầu bồi thường thiệt hại là có cơ sở , buộc bên bị vi phạm phải chứng minh đã có thiệt hại xảy ra và mức độ thiệt hại thực tế.