Các yêu cầu cơ bản khi tham gia hòa giải

Để đạt được thành công trong quá trình thương lượng hòa giải một vấn đề nào đó quả là không đơn giản, nó đòi hỏi phải có phương pháp đúng.

 Người luật sư cũng phải là người nắm được phương pháp hoặc đứng ra làm trung gian hòa giải giúp cho các bên đi đến sự thỏa thuận. Luật sư giỏi là Luật sư giúp hai bên đạt được sự thỏa thuận mà trong phạm vi có thể, vừa đáp ứng lợi ích chính đáng của cả hai bên, vừa giải quyết các lợi ích đối kháng một cách công bằng, lại là thỏa thuận lâu bền và có tính đến lợi ích cộng đồng. Việc giải quyết các vấn đề phải có hiệu quả và phải cải thiện hay ít ra không làm phương hại đến quan hệ giữa hai bên.
 

Ngạn ngữ Việt nam có câu” lạt mềm buộc chặt” Nói đến phương pháp xử lý vấn đề mềm dẻo, linh hoạt thì sẽ giành thành công. Nhưng không phải lúc nào mềm dẻo cũng thành công bởi nếu bạn muốn ở thế “mềm” thì đối phương sẽ lợi dụng và không bỏ lỡ cơ hội tấn công, vì vậy phải có sự kết hợp giữa biện pháp mềm dẻo với biện pháp cứng rắn. Và Luật sư phải xử lý thế nào nếu đối phương không hợp tác và lám thế nào nếu họ không “chơi đẹp” … Tất cả những vấn đề đó đòi hỏi Luật sư phải có những kỹ năng nhất định để xử lý với những tình huống cụ thể xảy ra.

Dù tham gia vào quá trình thương lượng, hòa giải với vai trò nào, Luật sư cũng cần nắm vững 3 phương pháp cơ bản sau đây:

  • Tách con người ra khỏi vấn đề
  • Tập trung vào lợi ích, không tranh cãi về lập trường
  • Tạo ra các phương án để đôi bên cùng có lợi

Và 3 phương pháp đó được coi như là “ cẩm nang” đối với Luật sư trong suốt cả quá trình từ khâu phân tích, lập kế hoạch và thực hiện

Qúa trình phân tích đỏi hỏi Luật sư phải dự đoán tình hình – thu thập thông tin, chứng cứ do các bên cung cấp, sắp xếp thông tin và suy nghĩ về các thông tin đó. Luật sư sẽ phải cân nhắc kỹ càng các vấn đề: nhận thức của mỗi bên, phản ứng của phía bên kia, quyền lợi của mình và của đối tác…’

Trong giai đoạn lập kế hoạch Luật sư cũng phải tuân thủ 4 yếu tố trên trong việc phát triển ý tưởng cũng như việc quyết định phải làm gì. Luật sư phải xử lý vấn để con người như thế nào, đâu là lợi ích chủ yếu của mình, các mục tiêu cần thực hiện là gì, Luật sư phải phát triển các phương án và tiêu chuẩn bổ sung để chọn một trong số đó.

Trong quá trình thực hiện, khi các bên trao đổi thông tin qua lại và hướng dẫn tới sự thỏa thuận, ba yếu tố trên cũng lại là chủ để bàn bạc. Sự khác nhau trong cảm nhận, sự thất vọng tức giận và các khó khăn trong việc trao đổi thông tin có thể được nêu ra và giải quyết. Mỗi bên cần hiểu lợi ích của đối tác. Các bên sau đó cùng nhau đưa ra các phương án cùng có lợi và tìm kiếm thỏa thuận trên cơ sở các tiêu chuẩn khách quan nhằm giải quyết những lợi ích đối kháng.

2.1 Tách con người ra khỏi vấn đề

Phương pháp này nghe có vẻ trừu tượng nhưng đây thực sự là một phương pháp hữu hiệu nếu Luật sư biết cách vận dụng. Trước hết, phương pháp này đòi hỏi Luật sư phải nhận thức được rằng mình không phải đang làm việc với những đại diện trừu tượng của phía bên kia mà là với những con người cụ thể- với những tình cảm , tiêu chuẩn giá trị của riêng họ, cơ sở học thức, quan điểm riêng và rất khó dự đoán được về họ. Bản thân Luật sư cũng như vậy, xung đột không nằm trong thực tế khách quan mà nằm trong đầu của con người. Vì vậy khía cạnh con người có thể làm nên thành công hay thất bại trong các cuộc giải quyết xung đột. Con người luôn có nguyện vọng được thấy là mình tốt và quan tâm xem người khác nghĩ về mình thế nào. Điều này làm họ nhạy cảm ơn với lợi ích của đối phương. Mặt khác cái tôi của họ rất dễ bị tổn thương , họ nhình nhận thế giới theo quan điểm riêng của họ và luâon lẫn lộn nhận thức của họ với hiện thực. Chính bởi vậy rât dễ dẫn tới việc hiểu lầm làm tăng thêm những định kiến và dẫn tới những phản ứng đối phó nhau trong cái vòng luẩn quẩn. Việc tìm kiếm hiệu quả của những giải pháp trở nên khó khăn và việc thơng lượng hòa tiải trở nên bế tắc. Trong khi itến hành thưong lượng hòa giải Luật sư phải nhớ rằng mình không phải chỉ giải quyết vấn đề ocng người của các bên hoặc của phía bên mà của cả chính mình. Đừng bọc lộ cái tôi chủ quan của Luật sư vào quá trình giải quyết xung đột. Thái độ bực bội và tâm trạng thất vọng của Luật sư có thể cản trở việc đạt một thỏa thuận có lợi.

Để xử lý được vấn đề con người, Luật sư cần phải áp dụng những kỹ thuật cơ bản sau:

  • Hãy đặt mình vào địa vị của người khác. Khả năng nhận xét sự việc theo con mắt của phía bên kia, dù có thể là một việc làm khó khăn đến đâu vẫn là một kỹ năng quan trọng và cần thiết mà một người thuơng lượng nên có. Chẳng hạn, bạn là Luật sư của bên phía người lao động bị sa thải vì vi phạm kỷ luật lao động, khi thương lượng với phía đại diện người lao động, phải đặt mình vào tình thế của ông chủ với hàng ngàn công nhân trong tay, sự vi phạm của bạn là khó chấp nhận và bạn có nhiều cơ hội để kiếm một người lao động khác thay thế….Lúc đó bạn sẽ có một sự hình dung là đối phương đánh giá, nhìn nhận bạn như thế nào.
  • Đừng đổ lỗi cho phía bên kia về khó khăn của mình. Con người thường có thói quen đổ lỗi cho phía bên kia nhất là khi thấy rõ rằng phía bên kia phải chịu trách nhiệm. Khi bị đổi lỗi, phía bên kia sẽ bắt đầu đối phó chống lại những gì mình đưa ra, như vậy sẽ làm cho vấn đề đàm phán và con người đàm phán rối vào nhau. Khi Luật sư đem ra một vấn đề nào đó thì phải tách những biểu hiện của vấn đề khỏi con người của phía đối lập. Chẳng hạn bên B vi phạm hợp đồng Luật sư là người đại diện cho bên A tham gia đàm phán thương lượng giải quyết vấn đề không nên và không bao giờ được nói với đối phương chẳng hạn như cách làm ăn của các ông không thể chấp nhận  được, chính vì sự vi phạm của các ngài mà công ty chúng tôi phải chịu thiệt thòi…..
  • Thảo luận quan điểm của nhau. Nếu Luật sư làm rõ được vấn đề và cùng thỏa luận với phía bên kia một cách chân thành thẳng thắn và không trách móc người khác về vấn đề đang tồin tại thì cuộc thỏa luận có thể tạo nên sự hiểu biết cần thiêt để phía bên kia xem những bì bạn nói là nghiêm túc và ngược lại. Có lẽ cách tốt nhất để làm thay đổi nhận thức của phía bên kia là gửi đến cho họ những thông điệp khác với những gì họ nghĩ.
  • Biết giữ thể diện cho người khác, thông thường người ta hay kéo dài các cuộc thương lượng hòa giải không phải vì không thể chấp nhận được các đề nghị đưa ra mà có khi vì một bên tránh cảm giác bị lép vế so với bên kia. Biết giữ thể diện cho người khác là biết điều hòa thỏa thuận với những nguyên tắc của mình đã tạo ra , cũng để cho bên kia có phần của họ.

Tin liên quan