Luật sư tư vấn tình huống tranh chấp hợp đồng xuất khẩu

Dưới đây là tư vấn của Luật sư DFC về tình huống tranh chấp hợp đồng xuất khẩu.

Câu hỏi: Thưa luật sư DFC tôi muốn hỏi tranh chấp hợp đồng xuất khẩu là gì? Các đặc điểm của thương thảo hợp đồng? mong Luật sư DFC giải đáp cho tôi.

Trả lời: Luật sư DFC cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Luật sư DFC, với câu hỏi của bạn Luật sư DFC xin giải đáp như sau:

Trong giai đoạn kinh tế thị trường hoạt động mua, bán hàng hóa quốc tế diễn ra nhộn nhịp, đòi hỏi các doanh nghiệp phải chuẩn bị đầy đủ nguồn lực cũng như nắm bắt cơ hội để đưa sản phẩm, hàng hóa ra thị trường quốc tế, khi hàng hóa được xuất khẩu ra thị trường quốc tế thì doanh nghiệp cần trang bị rất nhiều yếu tố trong đó có hợp đồng xuất – nhập khẩu, đây là căn cứ ghi nhận những thỏa thuận của nhà xuất khẩu về các điều khoản như: tên hàng hóa, chất lượng, số lượng, giá cả hàng hóa, điều khoản giao hàng, thanh toán, bảo hiểm,… 

Mặc dù các điều khoản đã được quy định rõ ràng giữa các bên nhưng trong quá trình xuất khẩu vẫn có những vấn đề phát sinh, gây ra nhiều tranh cãi liên quan đến các điều khoản hợp đồng xuất khẩu, để hiểu hơn chúng ta cần hiểu rõ hợp đồng xuất khẩu là gì:

Hợp đồng xuất khẩu được hiểu là sự thỏa thuận giữa bên mua và bên bán ở các nước khác nhau, trong đó: bên bán cung cấp hàng hóa, chuyển giao các chứng từ có liên quan đến hàng hóa và quyền sở hữu hàng hóa còn bên mua có trách nhiệm thanh toán tiền hàng và nhận hàng.

  • Đối tượng của hợp đồng xuất khẩu là hàng hóa, hai bên thỏa thuận với nhau về những loại hàng hóa sẽ được xuất nhập khẩu.
  • Thời gian, địa điểm giao nhận hàng hóa trong hợp đồng xuất khẩu các bên thỏa thuận về thời gian, địa điểm giao và nhận, cần ghi rõ thông tin về địa chỉ sẽ được giao nhận đối với mỗi lần giao nhận hàng hóa.
  • Giá cả, phương thức thanh toán và thời điểm thanh toán trong hợp đồng xuất khẩu các bên thỏa thuận với nhau về giá cả đối với từng loại hàng hóa, đơn vị tính, đơn vị tiền tệ…
  • Bảo hiểm, bảo hành hàng hóa (nếu có) trong hợp đồng xuất khẩu các bên thỏa thuận về các điều kiện, thời gian để hàng hóa được bảo hiểm hoặc bảo hành, bên phải chịu trách nhiệm cho việc mua bảo hiểm hay bảo hành đối với hàng hóa có chế độ bảo hành.
  • Trách nhiệm của bên mua trong hợp đồng xuất khẩu:
  • Bên mua có nghĩa vụ thanh toán toàn bộ chi phí mà hai bên đã thỏa thuận.
  • Tổ chức tiếp nhận nhanh, an toàn, dứt điểm cho từng lô hàng.
  • Chịu chi phí bốc dỡ (nếu có) từ xe xuống khi bên bán vận chuyển hàng hoá đến địa điểm đã thỏa thuận.
  • Trách nhiệm của bên bán trong hợp đồng xuất khẩu:
  • Chịu trách nhiệm về số lượng, chất lượng đối với toàn bộ các sản phẩm do bên bán cung cấp cho tới khi hàng hóa đến địa điểm giao nhận theo đúng thỏa thuận.
  • Bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho bên mua tại đúng địa điểm đã thỏa thuận.
  • Bên bán có nghĩa vụ cung cấp thông tin cần thiết đối với việc bảo quản, sử dụng hàng hoá theo quy định.

Tranh chấp về Hợp đồng xuất khẩu:

     Tranh chấp liên quan đến bên bán:

Bên bán vi phạm nghĩa vụ giao hàng: không đúng tên gọi, quy cách, chủng loại; không đúng địa điểm, thời gian; không đúng chất lượng; dư hoặc thừa số lượng hoặc không giao hàng.

Bên bán vi phạm nghĩa vụ cung cấp chứng từ hàng hóa như: gửi thiếu, gửi chậm, hoặc không gửi chứng từ hàng hóa.

Tranh chấp về giá giữa người bán và người mua khi đối tượng là những mặt hàng có giá cả biến động mạnh với xu hướng khó nắm bắt như: sắt, thép, xăng, dầu, cà phê, than đá,… 

Bên bán không thực hiện, thực hiện không tốt nghĩa vụ sau bán hàng như: hướng dẫn sử dụng hàng hóa; điều khoản bảo hành; cách vận hành máy móc, thiết bị…

Một số tranh chấp khác liên quan đến việc chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa, việc cung cấp bao bì và ký hiệu…

     Tranh chấp liên quan đến bên mua:

Bên mua vi phạm nghĩa vụ thanh toán tiền hàng với bên bán như: Không mở L/C; mở L/C nhưng không đúng thời hạn quy định; số tiền ghi L/C không đúng thỏa thuận; chọn ngân hàng mở L/C không đúng quy định, thỏa thuận hoặc tự ý yêu cầu ngân hàng ngừng thanh toán.

Trường hợp thanh toán bằng D/P hoặc D/A thì người mua không chấp nhận trả tiền hối phiếu, chậm trả dẫn đến tranh chấp giữa hai bên.

Người mua nhận hàng hóa không kịp thời, không đầy đủ gây tổn thất cho người bán cũng dẫn đến tranh chấp.

Trên đây là tư vấn của Luật sư DFC về tranh chấp hợp đồng xuất khẩu, nếu bạn còn thắc mắc hay câu hỏi bạn hãy gọi đến tổng đài tư vấn pháp luật Miễn Phí 0913.348.538 để được tư vấn giải đáp miễn phí.

Trân trọng!!!

 

Tin liên quan