Luật tư tư vấn trường hợp tranh chấp hợp đồng cung cấp dịch vụ
Hợp đồng hợp tác cung cấp dịch vụ là hợp đồng dựa trên thỏa thuận của các bên để thực hiện quyền và nghĩa vụ nhằm thực hiện một công việc nhất định, theo đó bên được thực hiện nghĩa vụ chuyển giao một khoản tiền cho bên thực hiện nghĩa vụ; bên thực hiện nghĩa vụ thực hiện công việc của bên được thực hiện nghĩa vụ. Tuy nhiên, thực tế xảy ra đã có nhiều vụ việc tranh chấp hợp đồng cung cấp dịch vụ. Chúng tôi – Đội ngũ Luật sư của Công ty TNHH Luật DFC thông qua Tổng đài tư vấn 0913.348.538 và địa chỉ hòm thư điện tử: luatsudfc@gmail.com đã nhận được nhiều nội dung liên quan của Quý Khách hàng. Chúng tôi xin được giải đáp vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.
Nội dung tình huống:
Chị Nguyễn Thị H. (43 tuổi) có gửi đến Tổng đài tư vấn 1900.6512 một câu hỏi về tranh chấp hợp đồng cung cấp dịch vụ có nội dung như sau:
“Con tôi tên là Nguyễn Thanh A bị Công an huyện Đ đề nghị Tòa án nhân dân huyện Đ, tỉnh C áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng. Vì vậy, ngày 10/8/2018, tôi có làm hợp đồng với ông M – là Luật sư với nội dung như sau: Ông M tham gia giúp đỡ pháp lý, bảo đảm cho con bà được thay đổi từ biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng chuyển thành biện pháp giáo dục tại địa phương. Số tiền thù lao là 20.000.000đ. Hợp đồng không làm bằng văn bản nhưng ông M có làm biên nhận nhận tiền, tại biên nhận nhận tiền và phần phụ chú của biên nhận ngày 10/8/2016 do ông M viết và ký tên, ông M có cam kết nếu không đạt kết quả thì ông M phải trả lại cho bà 20.000.000đ trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày 28/8/2016. Ngày 07/9/2016, Tòa án nhân dân huyện C đã quyết định đưa con bà vào trường giáo dưỡng thời hạn 12 tháng. Vậy tôi xin hỏi Luật sư, nếu ông M không thực hiện được công việc như đã cam kết như trên với tôi thì tôi có quyền yêu cầu ông M trả lại cho bà 20.000.000đ hay không? Tôi xin chân thành cảm ơn.”
Giải đáp tình huống:
Trước tiên, Chúng tôi – Đội ngũ Luật sư của Công ty TNHH Luật DFC xin cảm ơn sự tin tưởng của Quý Khách hàng đã tin tưởng và gửi đến câu hỏi tình huống tư vấn. Sau đây, Chúng tôi xin được giải đáp tình huống trên của Quý Khách hàng như sau:
- Thứ nhất, việc ông M đã tư vấn pháp luật và tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho con của chị, nhưng lại không lập thành văn bản có các nội dung chính được quy định tại khoản 2 Điều 26 của Luật Luật sư nên hợp đồng vô hiệu.
- Thứ hai, việc giữa ông M và chị thỏa thuận rằng ông M sẽ giúp cho con của chị chuyển từ áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng thành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn là trái với quy định của pháp luật, bởi lẽ việc Tòa án áp dụng biện pháp xử lý hành chính nào đối với con của chị là căn cứ vào quy định của pháp luật chứ không phải căn cứ vào ý chí chủ quan của ông M, do đó nội dung thỏa thuận của các đương sự là trái với quy định của pháp luật nên bị vô hiệu theo quy định tại Điều 123 Bộ luật Dân sự năm 2015. Theo quy định tại khoản 2 Điều 131 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì khi hợp đồng vô hiệu, các bên hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Từ những cơ sở trên đây, chị có căn cứ để yêu cầu ông M phải trả cho chị số tiền 20 triệu đồng. Nếu ông M không tự nguyện thực hiện thì chị có quyền làm đơn khởi kiện để Tòa án nhân dân có thẩm quyền nhằm yêu cầu Tòa án tuyên xử hợp đồng cung cấp dịch vụ trên vo hiệu, hoàn trả lại cho chị 20 triệu đồng.
Trên đây là nội dung tư vấn, giải đáp tình huống của Đội ngũ Luật sư Công ty TNHH Luật DFC thông qua Tổng đài 0913.348.538. Nếu có bất kỳ tính huống hoặc vấn đề khúc mắc liên quan, vui lòng liên hệ qua tổng đài hoặc hòm thư điện tử: luatsudfc@gmail.com để nhận được nội dung tư vấn chính xác và đầy đủ nhất.