Tranh chấp lối đi chung, giải quyết như thế nào?

Tranh chấp lối đi chung thường xảy ra giữa những hộ gia đình có nhà ở liền kề với nhau. Đây là tranh chấp khá phổ biến nhưng nhiều gia đình gặp trường hợp này vẫn chưa biết nên giải quyết như thế nào để bảo vệ quyền lợi của mình. Bài viết dưới đây Luật sư DFC sẽ chia sẻ về tranh chấp lối đi chung và cách giải quyết.

1. Tranh chấp lối đi chung là gì?

Lối đi chung hiện nay chưa được quy định cụ thể trong văn bản pháp luật nào. Dù vậy có thể có thể hiểu lối đi chung là phần diện tích đất được cắt ra để các chủ sử dụng đất sử dụng làm lối đi ra đường giao thông công cộng. 

Tranh chấp lối đi chung là cách gọi để chỉ các mâu thuẫn về việc mở lối đi chung hay mâu thuẫn do lấn, chiếm đất giữa các chủ sử dụng đất liền kề. Đây là các tranh chấp thuộc lĩnh vực đất đai nhưng ít ai biết, về bản chất các tranh chấp này vẫn có những điểm khác nhau, do đó cách giải quyết tranh chấp cũng khác nhau.

2. Giải quyết tranh chấp lối đi chung thế nào?

Theo quy định của Luật đất đai 2013 thì trường hợp tranh chấp lối đi chung phải được giải quyết qua con đường thỏa thuận trước tiên và được nhà nước khuyến khích. Theo đó các bên có thể tự hòa giải hoặc hòa giải tại UBND xã nơi có đất tranh chấp. Sau khi không đi đến thỏa thuận cuối thì mới giải quyết qua con đường tố tụng.

2.1. Hòa giải tranh chấp đất đai:

Tự hòa giải hoặc thông qua hòa giải ở cơ sở 

Nhà nước ưu tiên, khuyến khích các bên tranh chấp đất đai cùng nhau ngồi lại thỏa thuận hướng giải quyết tranh chấp để tránh xảy ra tốn kém, mất thời gian. Nhưng phương án này không bắt buộc phải thực hiện nên các bên có thể bỏ qua tùy thuộc vào thiện chí giữa các bên (khoản 1 Điều 202 Luật Đất đai 2013).

 

Hòa giải tại UBND xã (bắt buộc)

 

Trường hợp các bên không thể đi đến kết luận cuối thông qua việc tự hòa giải thì gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp (khoản 2 Điều 202 Luật Đất đai 2013).

Theo các quy định nêu trên, nếu các bên tranh chấp không hòa giải được nhưng muốn giải quyết tranh chấp thì phải gửi đơn đến UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất để hòa giải; nếu không hòa giải sẽ không được khởi kiện hoặc gửi đơn đề nghị UBND cấp huyện, cấp tỉnh giải quyết.

Đề nghị UBND cấp huyện, cấp tỉnh giải quyết

Theo khoản 2 Điều 203 Luật Đất đai 2013, tranh chấp mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết:

+ Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền (nếu tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân với nhau thì nộp tại UBND cấp huyện).

Trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính.

+ Khởi kiện tại Tòa án nơi có đất tranh chấp theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

2.2. Khởi kiện tại Tòa án nhân dân

Căn cứ khoản 1, 2 Điều 203 Luật Đất đai 2013, các tranh sau đây thì đương sự được khởi kiện tại Tòa án nhân dân gồm:

- Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai.

- Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai. Theo đó, để được khởi kiện tranh chấp đất đai phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  • Người khởi kiện có quyền khởi kiện.
  • Tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo loại việc.
  • Tranh chấp chưa được giải quyết.
  • Tranh chấp đã được hòa giải tại UBND cấp xã.

​Trên đây là những thông tin xoay quanh vấn đề tranh chấp lối đi chung. Trong trường hợp bạn đọc cần tư vấn hay có thắc mắc xoay quanh vấn đề này, có thể liên hệ với Luật sư DFC để được tư vấn miễn phí thông qua số điện thoại 0913.348.538.

 

Tin liên quan