Luật sư tư vấn về tình huống tranh chấp đất đai trước năm 1975
Đất đai là một trong những lĩnh vực pháp luật quan trọng và phức tạp bậc nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Để đánh giá đâu là một tranh chấp liên quan đến lĩnh vực đất đai thì thường xảy ra nhiều tình huống khác nhau, một trong những tình huống điển hình của loại tranh chấp này là tranh chấp quyền sử dụng một mảnh đất giữa nhiều chủ thể với một mảnh đất. Chúng tôi – Đội ngũ Chuyên viên tư vấn pháp lý của Tổng đài Tư vấn Pháp luật 0913.348.538 của Công ty Tư vấn Luật DFC xin giải đáp một tình huống liên quan đến vấn đề trên như sau. Cụ thể, Chúng tôi xin tư vấn về tình huống tranh chấp đất đai trước năm 1975.
Nội dung tình huống: Ông Dương Thế N thông qua Tổng đài Tư vấn Pháp luật 1900.6512 có gửi đến một tình huống tranh chấp đất đai với nguồn gốc đất được xác định từ trước năm 1975 như sau:
“Trước năm 1975, hộ gia đình nhà tôi có thửa đất do ông bà cha mẹ để lại tại thôn X, xã H, huyện Y, tỉnh K. Đất vốn bị đặt mìn, dây thép gai bảo vệ căn cứ sân bay. Sau năm 1975, hộ gia đình nhà tôi đã cải tạo mặt bằng và tháo gỡ bom mìn rồi dần dần đưa vào sử dụng ổn định và lâu dài với mục đích là trồng rau, đậu xanh, cà chua…
Trong thời gian tôi đi học tập cải tạo nhằm không còn tư tưởng với chính quyền Sài Gòn nữa,thì ông M là hàng xóm của tôi đã chiếm dụng và lấy một phần đất làm nhà, phần đất còn lại (ở phía trước gia đình tôi hiện giờ) để trồng cây ăn quả. Vào năm 1977, Nhà nước có chủ trương đưa các hộ gia đình vào hợp tác xã (HTX). Chính lẽ đó, tôi đem tất cả số ruộng vào HTX nhưng phần đất của ông bà, cha mẹ để lại tôi không đăng ký vào HTX.
Đến năm 1984, HTX H thu hồi khoảnh đất ông C chiếm dụng từ gia đình nhà tôi từ năm tôi đi học cải tạo nhằm mục đích kinh tế - xã hội. Song song với đó là chuyển cho nhà ông M mảnh đất ra đằng sau nhà tôi. Tôi không đồng ý HTX chuyển đất này cho ông M vì gia đình nhà tôi đã lập thành vườn, trồng cây ăn quả nhưng HTX vẫn tiến hành đo đạc, lập biên bản và yêu cầu tôi ký vào biên bản chuyển cho ông M mảnh đất mà tôi đã trồng cây ăn quả trên đó. Dù tôi không ký vào biên bản, yêu cầu nếu ôngM ra sau hộ gia đình nhà tôi ở thì phần đất phía trước hộ gia đình nhà tôi làm kênh mương xong còn dư ra bao nhiêu phải trả lại cho hộ gia đình nhà tôi canh tác nhưng không được phía HTX chấp thuận.
Và cuối cùng trong năm 1984 ấy, chính quyền ở địa phương đã sử dụng biện pháp cưỡng chế đất để ông M tiến hành xây nhà và sau đó yêu cầu tôi ký biên bản nhưng tôi vẫn không ký vào biên bản ấy. Đến năm 2003, con trai của ông M đã tiến hành làm tiệm sửa chữa xe gắn máy trên mảnh đất phía trước hộ gia đình nhà tôi – phần đất mà năm 1984, HTX vốn có quyết định thu hồi nhằm mục đích kinh tế - xã hội nhưng tôi và gia đình tôi ngăn cản; sau đó, hộ gia đình nhà chúng tôi có nhờ chính quyền địa phương mà cụ thể là Ủy ban Nhân dân xã H đến giải quyết nhưng Ủy ban Nhân dân xã H không tiến hành giải quyết.
Quan điểm của tôi là không đồng thuận với quyết định của UBND huyện Y nói rằng đất của hộ gia đình nhà tôi đã đưa vào HTX nay thuộc HTX quản lý. Mặc dù , tôi và gia đình tôi nhiều lần viết đơn yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở cấp huyện cung cấp những căn cứ, văn bản và giấy tờ chứng minh đất tôi đã vào HTX nhưng đáp lại chỉ nhận được câu trả lời là lá đơn yêu cầu tôi tới xã H để giải quyết.
Tôi có làm đơn yêu cầu giải quyết lên xã H thì đại diện chính quyền xã H chuyển lên huyện Y để giải quyết và cứ thế thì gần 40 năm đã trôi qua. Giờ tôi và hộ gia đình nhà tôi phải làm sao để lấy lại phần đất tên. Tôi mong muốn được Luật sư tư vấn. Tôi xin chân thành cảm ơn.”
Nội dung tư vấn: Chúng tôi – Đội ngũ Luật sư và Chuyên viên tư vấn của Công ty Tư vấn Luật DFC quan Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 0913.348.538 đã nhận được câu hỏi của ông Sau đây, Luật sư của Công ty Tư vấn Luật DFC xin phép được tư vấn cho ông như sau:
Trước tiên, căn cứ vào những quy định cụ thể về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tại Luật Đất đai năm 2013 thì tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đât hoặc các giấy tờ được quy định tại Điều 100 Luật này, các văn bản hướng dẫn thi hành có liên quan thì có hai phương thức giải quyết, cụ thể:
- Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban Nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 03 Điều 203 Luật Đất đai năm 2013;
- Khởi kiện tại Tòa án Nhân dân có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Tuy nhiên, dù ông sử dụng cách nào thuộc một trong hai cách trên thì vẫn phải thông qua thủ tục hòa giải theo quy định của Luật Đất đai hiện hành năm 2013. Theo đó, Nhà nước khuyến khích các bên tự hòa giải với nhau ở cơ sở (thôn, làng, phum, sóc, ấp, bản….) - tức tự nói chuyện và đưa ra phương án giải quyết với nhau.
Nếu việc hòa giải tại cơ sở không thành thì một trong các bên tranh chấp sẽ tiến hành gửi đơn ra xã H, theo đó, bước tiếp theo ông và gia đình nhà ông M sẽ tiến hành hòa giải bắt buộc tại Ủy ban Nhân dân xã H. Thời hạn và thủ tục tiến hành hòa giải tranh chấp đất đai là không quá 45 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai. Cuối cùng, dù việc hòa giải bắt buộc này ở Ủy ban Nhân dân xã H thành công hay không thành công thì việc hòa giải cũng phải lập thành biên bản và Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã H hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã H ký thay, đóng dấu.
Trên đây là nội dung tư vấn của DFC - Văn phòng tư vấn luật đất đai về giải quyết tranh chấp đất đai trước năm 1975 theo quy định của pháp luật. Nếu có vấn đề gì thắc mắc hoặc cần giải quyết, xin vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 0913.348.538 để được giải đáp. Trân trọng!