Thế nào là nợ khó đòi
Thế nào là nợ khó đòi là khoản công nợ có tuổi nợ cao nhưng chưa có khả năng thu hồi, hoặc hồ sơ công nợ còn tranh chấp;
1 Con nợ có ý định chiếm dụng vốn để kinh doanh do không phải trả lãi:
- Việc chiếm dụng vốn của con nợ được biểu hiện dưới các dạng sau: Chây ỳ, có ý đồ muốn xù nợ vì họ đưa ra nhiều lý do như là: chủ đầu tư chưa thanh toán v× công trình chưa được nghiệm thu, phê duyệt, nên không thể trả được cho các nhà thầu thi công (đối với khoản nợ phát sinh trong XDCB), hoặc do hàng hoá chất lượng kém, không bán được, nếu bán được thì bán với giá thấp, bị thua lỗ… rồi bị nhiều các đơn vị khác chiếm dụng vốn(đối với khoản nợ phát sinh trong KDTM, SX..)
- Hoặc có nợ nhưng chỉ trả ít “ nhỏ giọt” , cố tình kéo dài thời hạn thanh toán;
- Thường xuyên tìm cách lẩn tránh
- Không ký nhận vào bất kỳ giấy tờ, tài liệu, biên bản xác nhận công nợ nào khác (không có công văn phúc đáp)
Nguyên nhân này nếu để kéo dài sẽ tạo ra nhiều bất lợi cho chủ nợ
- Nếu là doanh nghiệp ngoài Quốc doanh là cơ hội tạo cho họ tẩu tán tài sản…
- Nếu là doanh nghiệp nhà nước thì khó thu hồi vì nhiều lý do trong ®ã có một lý do hay vấp phải là: họ đã thay đổi cơ cấu lãnh đạo nên lÈn tránh và lẫn trách nhiệmcho nhau……
2. Do hồ sơ công nợ còn tranh chấp:
Hồ sơ công nợ còn tranh chấp là dạng hồ sơ thiếu căn về pháp lý do bị thất lạc chứng từ tài liệu giao dịch hoặc sự bát đổng, mâu thuẫn của hai bên dẫn đén chưa thể thỏa thuận được càc tài liệu như: Biên bản xác nhận khối lượng thực tế phát sinh, chủ đàu tư chưa nghiệm thu phê duyệt, quyết toán về đơn giá, chất lượng công trình (đối với XDCB) …lượng hàng hóa giao nhận thực tế, phần giảm trừ chiết khấu, chất lượng hàng hóa …(đối với KDTM)…
Nguyên nhân này có thể xảy ra tình trạng:
- Con nợ rất có thiện chí thanh toán nhưng do hồ sơ công nợ (là các chứng từ tài liệu giaodịch) chưa rõ ràng hoặc đã bị thất lạc nên không có căn cứ chắc chắn tạo sự yên tâm để bên phía khách nợ tthực hiện nghĩa vụ thanh toán.
- Nếu doanh nghiệp có nghiệp vụ thì khôi phục các chứng từ, tài liệu bị tất lạc không có gì là khó.
- Con nợ có ý định xù nợ nên vin vào cớ hồ sơ công nợ không đầy đủ để không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
Trong trường hợp này nếu để kéo dài con nợ sẽ có những động thái nhằm “tạo ra” nhiều những tài liệu, chững cứ gây bất lợi cho chủ nợ và có thể dẫn đến mất nợ.
3. Do con nợ không còn khả năng thanh toán:
Con nợ rơi vào tình trạng này cũng là phổ biến vì nguyên nhân: Việc hoạt động sản xuất, kinh doanh của họ không hiệu quả do khách nợ cũng bị các đơn vị khác chiếm dụng vốn…nên trong trong trường hợp nỳa tuy chưa thể thực hiện việc thu hồi nợ ngay, nưng nếu có biện pháp, nghiệp vụ thu nợ thích hợp sẽ giúp chủ nợ thu hồi được ngay khi con nợ có khả năng thanh toán trở lại. Nếu chủ nợ không có biện pháp hợp lý, thì chủ nợ không thể kiểm soát đựoc khản năng tài chính thực của con nợ, không biết khi nào con nợ thanh toán được. Do vậy, nếu con nợ tự giác, chủ động trả nợ thì không sao còn nếu không thì khảo nợ có nguy cơ bị thất thoát.
Trên đây là ba nguyên nhân cơ bản, phổ biển nhất trong nhiều nguyên nhân phát sinh nợ khó đòi. Rất mong sớm có được những giải pháp hữu ích để hạn chế tình trạng trên. Nếu bản thân Quý công ty xét thấy không tự xử lý được, mong Quý khách hàng nhanh chóng chuyển hồ sơ đến đơn vị thu nợ chuyên nghiệp như Công ty chúng tôi để được hỗ trợ giải quyết và tư vấn về dịch vụ thu nợ của chúng tôi.