Nhà thầu thi công cần làm gì để hạn chế những tranh chấp

Trong quá trình ký kết, thực hiện hợp đồng thi công, xây dựng công trình. Các nhà thầu sẽ gặp rất nhiều những vướng mắc với Chủ đầu tư từ giai đoạn đàm phán ký hợp đồng đến việc triển khai thi công và bàn giao công trình. Những khó khăn vướng mắc không thể tránh khỏi, tuy nhiên nhà thầu cần lưu ý một số những vấn đề sau sẽ giảm bớt tình trạng nợ đọng với Chủ đầu tư.

              Thu đòi nợ cho các Nhà thầu thi công, Nhà thầu Tư vấn  giám sát, Thiết xây dựng các công trình, dự án là một trong những nhiệm vụ DFC thường xuyên xử lý, giải quyết. Hoạt động thi công xây dựng công trình cũng như các hoạt động tư vấn, thiết kế, giám sát trong xây dựng là một trong những hoạt động phức tạp và mất nhiều thời gian của các chủ thể trong hợp đồng kinh tế. Quá trình triển khai thi công, nghiệm thu, thực hiện làm hồ sơ thanh quyết toán hợp đồng trải qua nhiều giai đoạn, nhiều quy trình khác nhau. Các công trình nhỏ thì thời gian thi công trong khoản 12 tháng trở lại; các công trình trung bình và lớn thì kéo dài từ 1 đến 3 hoặc 5 năm mới kết thúc. Khối lượng công việc nhiều, kéo theo khối lượng hồ sơ tài liệu để phục vụ nghiệm thu quyết toán công trình rất lớn và phức tạp.

 

            Mặt khác, trong quá trình các bên triển khai hợp đồng, thi công công trình tỷ lệ thực hiện các bên thi công không đúng với quy định của hợp đồng chiếm rất cao; hầu như các hợp đồng thi công xây dựng, nếu rà soát chặt chẽ thì gần như hợp đồng nào cũng bị sai sót, không đúng với những nội dung hai bên thỏa thuận. Chính lẽ đó, nếu các bên thực sự thiện chí hợp tác cùng nhau thì những sai sót, vi phạm nhỏ phát sinh các bên có thể bỏ qua cho nhau để cùng thực hiện hoàn thành công việc trong hợp đồng. Ngược lại, nếu một trong các bên thiếu thiện chí hoặc vì một lý do nào đó, một bên sẽ có thể có đủ cơ sở để yêu cầu chấm dứt, phạt vi phạm hợp đồng do bên kia vi phạm tiến độ, chất lượng, làm không đúng thiết kế... và thông thường bên yếu thế, bên bất lợi là bên nhận thầu phụ hoặc bên được giao khoán lại.

           Trong quá trình hoạt động thu hồi nợ, DFC đã được tiếp cận và giải quyết rất nhiều các công nợ khó đòi các tranh chấp phát sinh từ hoạt đông thi công, hoạt động tư vấn giám sát, thiết kế các công trình dự án. Các công nợ hoặc các tranh chấp thường bị phát sinh bởi các nguyên nhân như: Do Chủ đầu tư nhà thầu chính không chịu ký hồ sơ nghiệm thu, không phê duyệt giá trị quyết toán công trình cho các thầu phụ. Quá trình tạm ứng, thanh toán không đảm bảo đúng quy định hợp đồng; từ đó gây khó khăn cho nhà thầu phụ; dẫn đến  thầu phụ bỏ dở công trình, không tiếp tục thi công và yêu cầu dừng hợp đồng và đề nghị nhà thầu chính, Chủ đầu tư thanh toán phần khối lượng công việc đã thực hiện.

 

            Khi đó, căn cứ cơ sở của nhà thầu để yêu cầu Chủ đầu tư nghiệm thu thanh toán thường yếu và thiếu. Nếu nhà thầu bình tĩnh và nhẫn nại thậm chí phải chấp nhận thiệt hại bằng việc bị chủ đầu tư ép phải cắt giảm, bỏ bớt khối lượng giá trị thi công thì họ mới chấp nhận phê duyệt và thanh toán. Ngược lại, họ sẽ kéo dài thời gian, không chịu ký hồ sơ nghiệm thu thanh toán để nhà thầu rất khó khăn trong việc yêu cầu họ thanh toán hợp đồng...Đó là những bất lợi, những thiệt thòi rất lớn của các nhà thầu phụ khi gặp phải những chủ đầu tư, nhà thầu chính như thế và tình trạng này xảy ra rất phổ biến trong hoạt động thi công xây dựng tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

 

           Trong suốt chặng đường gần 15 năm qua, DFC đã hợp tác cùng các đơn vị của các Tập đoàn, Tổng công ty như: Tổng Công ty Xây dựng Hạ tầng Licogi, Tổng công ty Xây dựng Sông Đà, Tổng công ty XDCT GT 1 (cienco1) cũng như các Tập đoàn kinh tế khác để giúp họ trong việc tư vấn, làm hồ sơ nghiệm thu quyết toán, thu hồi vốn từ các công trình mà các Chủ đầu tư, đơn vị giao thầu không thanh toán nợ cho các nhà thầu.

 

            Để hạn chế những rủi ro và phòng chống những tranh chấp gây bất lợi cho nhà thầu.  DFC khuyến cáo các nhà thầu nên thận trọng từ lúc thỏa thuận các điều khoản hợp đồng kinh tế; chặt chẽ làm đến đâu khép kín hồ sơ yêu cầu Chủ đầu tư, nhà thầu chính ký hồ sơ nghiệm thu công việc, hạng mục công trình đến đó; đảm bảo tính pháp lý chắc chắn cho hồ sơ trước khi tính đến phương án thu đòi nợ.

 

 

Tin liên quan