Kỹ năng xác minh điều kiện thi hành án

Căn cứ khoản 4 Điều 20 luật thi hành án quy định: “… yêu cầu cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu để xác minh địa chỉ, tài sản của người phải thi hành án hoặc phối hợp với cơ quan có liên quan xử lý vật chứng, tài sản và những việc khác liên quan đến thi hành án”.

 

Xét về bản chất, xác minh tài sản cũng là công việc xcs minh điều kiện thi hành án, nhưng là điều kiện về mặt tài sản. Tuỳ thuộc vào phán quyết của Tòa án, Chấp hành viễn ccs định cần xác minh tài sản của đương sự hay xác minh những điều kiện thi hành án khác. Cụ thể đối ovứi nghĩa vụ giao con cho người khác nuôi, nhận người lao động trở lại việc làm…thì chấp hành viên xác minh điều kiện thi hành án của đương sự.
1. Đối với trường hợp thi hành nghĩa vụ trả vật, giấy tờ. Đây là trường hợp phần quyết định của bản án, quyết định tuyên rõ người phải thi hành án phải thi hành nghĩa vụ trả vật, trả giấy tờ, tài sản cho người được thi hành án. Khi tiếp nhận hồ sơ thi hành án có nội dung thi hành nghĩa vụ này, Chấp hành viên cần tiến hành xác minh những nội dung sau:
a, Đối tượng xác minh: Riêng đối với trường hợp xác minh vật, giấy tờ, tài sản mà bản án tuyên người này phải trả cho người khác, đối tượng chính mà Chấp hành viên phải quan tâm xác minh là người phải thi hành án. Bởi vì, trong phần quyết định của bản án, quyết định của Tòa án, người phải thi hành án thường là người đang quản lý hoặc sử dụng hoặc khai thác vật, giấy tờ, tài sản phải trả.
Trong trường hợp người được thi hành án, người phải thi hành án cung cấp hiện vật đang do một người khác quản lý, sử dụng thì Chấp hành viên tiến hành xác minh người ngày
b, Địa điểm xác minh: Địa điểm Chấp hành viên sẽ tiến hành xác minh là tại nơi có vật.
c, Nội dung xác minh:
Chấp hành viên tập trung xác minh các nội dung sau: vật phải giao có còn không, ai là người đang quản lý sử dụng vật phải giao, vật phải giao đang trọng tình trạng như thế nào(số lượng, chất lượng, chủng loại). Đối chiếu với bản án, quyết định có gì sai khác? Nếu có khác là do bản án tuyên không chính xác, do thời gian, ngoại cảnh tác độc hay do bị hủy hoại ai là người huỷ hoại, phá hỏng làm giảm giá trị của vật phải giao.
2. Đối với trường hợp thi hành nghĩa vụ trả nhà giao nhà
Tương tự như trường hợp thi hành nghĩa vụ trả vật, trả giấy tờ, tài sản trường hợp thi hành nghĩa vụ giao thì bản án cũng tuyên rõ phải giao ở địa điểm nào, diện tích cụ thể người đang quản lý sử dụng tài sản…vì vậy,đối tượng xác minh, thủ tục xác minh trường hợp thi hành nghĩa vụ trả vật, giấy tời, tài sản. Tuy nhiên, khi tiến hành xác minh trong trường hợp thi hành nghĩa vụ giao nhà, Chấp hành viên cần chú trọng xác minh các nội dung sau:
-       Vị trí cụ thể của nhà phải giao, số phòng, số diện tích sử dụng
-       Địa hình, giao thông xung quanh, mốc giới
-      Tình trạng nhà phải giao ( có xây dựng, sửa chữa hay phá dỡ gì không so với bản án, nếu có thì thời điểm thực hiện công việc là thời điểm nào);
-         Nhà phải giao do ai đang quản lý sử dụng
-         Giấy tờ nhà hiện ai đang nắm giữ
-          Các tài sản có trong nhà bao gồm những tài sản gì;
-        Xác minh nơi ở khác của người phải thi hành án. Trường hợp người phải thi hành án không tự nguyện giao nhà cho người được thi hành án, Chấp hành viên sẽ tiến hành cưỡng cế buộc họ phải ra khỏi nhà, trong trường hợp này cần phải có địa chỉ cụ thể để chuyển tài sản sản của người phải thi hành án và gia đình họ về nơi ở mới đó.
3. Đối với trường hợp thi hành nghĩa vụ giao quyền sử dụng đất”

Các nội dung khác cũng tương tự như xác minh trong trường hợp thi hành nghĩa vụ trả nhà, trả vật, giấy tờ, tài sản. Tuy nhiên, khi xác minh trong thi hành nghĩa vụ giao quyền sử dụng đất, Chấp hành viên cần ghi nhận các vấn đề sau:

-    Vị trí, diện tích đất phải giao có đúng với bản án, quyết định không

-    Trên đất phải giao có tài sản không

-    Nếu có thì tỉai snả đó có trước hay sau khi có bản án

-    Số lượn, chủng loại, tình trạng tài sản từng loại đó

4.   4.Đối với trường hợp thi hành nghĩa vụ trả tiền

Đây là loại nghĩa vụ phổ biến nhất của người phải thi hành án mà Chấp hành viên thường xuyên thi hành. THực hiện nghĩa vụ xác minh để thi hành nghĩa vụ này cũng là công việc khó nhất của Chấp hành viên. Đối với các loại nghĩa vụ khác như nghĩa vụ giao vật, nhà tài sản… thì vật, nhà tài sản, …phài giao đều được ghi nhận rõ trong bản án, còn khi thi hành nghĩa vụ trả tiền, Chấp hành viên có rất ít thông tin, thậm chí có nhiều trường hợp Chấp hành viên không có thông tin nào về tài sản của người phải thi hành án. Hơn nữa, thực tế, người phải thi hành án có thể sở hữu rất nhiều loại tài sản khác nhau, như nhà, đất, xe máy oto… với mỗi loại tài sản như vậy, pháp luật quy định riêng về quyền sở hữu tài sản. Vì vậy,  Chấp hành viên phải nắm vững những quy định của pháp luật dân sự và các quy định pháp luật có liên quan về quyền sở hữu tài sản để xác định đối tượng, nội dung mà mình cần phải tiến hành xác minh. Cụ thể, khi tiến hành xác minh tài sản của người phải thi hành án, Chấp hàn viên cần phân biệt thủ tục, nội dung tiến hành xác minh đối với từng loại tài sản sau:

Tương tự như xác minh đối với các trường hợp khác, khi tiến hành xác minh tài sản là đất đai, nhà ở của người phải thi hành án, Chấp hành viên cần xác minh cụ thể các vấn đề sau:

a. Đối tượng xác minh:

Đất đai, nhà ở là tài sản đặc biệt, có giá trị lớn thuộc quyền sở hữu , sử dụng của mỗi cá nhân, tổ chức.Do đó phap sluật có một quy chế pháp lý hết sức chặt chẽ để điều chỉnh vấn đề quyền sở hữ đối với nhà ở. Pháp luật đã có quy định những tài sản này thuộc diện phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng.

Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 110 Luật thi hành án dân sự, người phải thi hành án chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà thuộc trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật về đất đai thì vẫn được kê biên, xử lý quyền sử dụng đất đó, do đó, trong trường hợp này, Chấp hành viên không thể tiến hành xác minh qua Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất được mà Chấp hành viên nên tiến hành xác minh qua UBNX cấp xã phường. VÌ vậy, ngay từ khi lên kế hoạch xác minh hoặc khi tiếp xúc với đượng sự, Chấp hành viên nên nắm bắt đước tình trạng đất đai, nhà ở đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng chưa để có hướng xác minh hợp lý.

b, Địa điểm xác minh:

Đối với việc xác minh tài sản là nhà ở, đất đai, Chấp hành viên tiến hành xác minh tại những địa điểm sau:

-          Nơi có nhà, đất;

-          Tại nhà của người phải thi hành án

-          Tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất

-           Tại UBND xã, phường

Tùy thuộc vao từng điều kiện cụ thể, Chấp hành viên sẽ tiến hành xác minh tại một hoặc nhiều địa điểm trên

c. Nội dung xác minh

Khi tiến hành xác minh đối với tài sản là nhà ở, đát đai, Chấp hành viên cần phải thu thập được những nội dung sau:

-          Nhà đất thuộc quyền sở hữu, sử dụng của ai;

-          Ai đang quản lý sử dụng tài sản đó;

-          Thuộc sở hữu chung hay sở hữu riêng

-          Nhà đất có vị trí, diện tích như thế nào

-          Có bị cầm cố, thế chấp, bảo lãnh không

-          Có nằm trong quy hoạch không

-          Có bị tranh chấp không

-          Tình trạng, nhà đất như thế nòa

-          Nhất đất thuộc loại nào

-          Nhà đất được phép hay không được phép chuyển quyển sử dụng

-          Nhà đất có thể phân chia hay không thể phân chia

Tin liên quan