Quy trình đòi nợ doanh nghiệp

Bài toán thu hồi công nợ luôn khiến các doanh nghiệp đau đầu, bởi đây không phải là chuyện dễ dàng. Để thu hồi công nợ đòi hỏi doanh nghiệp phải trang bị cho mình những kiến thức pháp lý và những kỹ năng xử lý nợ. Với kinh nghiệm hơn 20 năm tư vấn, hỗ trợ dịch vụ pháp lý giúp các doanh nghiêp thu hồi công nợ, bài viết dưới đây Luật DFC sẽ đưa ra những lưu ý cho doanh nghiệp đề việc thu hồi nợ đạt kết quả tốt nhất.

 

1. Tổng quan quy trình thu hồi công nợ

Các bước để tiến hành thu hồi công nợ bao gồm:

- Bước 1: Xác định khoản nợ của khách hàng, chuẩn bị sẵn hồ sơ yêu cầu thu hồi công nợ:

+ Chuẩn bị tài liệu, chứng từ thanh toán và các tài liệu có liên quan đến yêu cầu thu hồi công nợ của doanh nghiệp

+ Xác minh sơ bộ về khả năng thanh toán nợ của khách hàng

- Bước 2: Đàm phán, thương lượng thu hồi nợ. Doanh nghiệp cần tiến hành gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với mục đích thương lượng, đàm phán với khách hàng về nghĩa vụ thanh toán công nợ, nếu khách hàng có thiện chí về việc trả nợ thì việc lựa chọn giải pháp đàm phán thanh toán nợ có thể thành công giúp doanh nghiệp thu được khoản nợ. Còn nếu không nhận được sự hợp tác, doanh nghiệp có thể tiến hành sang bước 3.

- Bước 3: Khởi kiện ra Toà án có thẩm quyền để thu hồi công nợ (trong trường hợp cần thiết khi nợ khó đòi). Để việc khởi kiện được thuận lợi, đúng quy trình pháp luật và tăng khả năng thắng kiện, doanh nghiệp nên tìm kiếm một đối tác có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực tư vấn thu hồi nợ.

2. Những lưu ý khi thu hồi công nợ cho doanh nghiệp

Thứ nhất: Khi thu hồi công nợ bằng phương thức thương lượng, đàm phán không đạt được kết quả thì doanh nghiệp cần áp dụng ngay biện pháp thu hồi bằng pháp luật (khởi kiện ra cơ quan có thẩm quyền giải quyết) để tránh trường hợp hết thời hiệu khởi kiện theo quy định pháp luật. Việc thực hiện cần chú ý đến công tác chuẩn bị và soạn thảo hồ sơ vì đây là một trong những yếu tố quan trọng để cơ quan có thẩm quyền quyết định có thụ lý vụ việc hay không. Thông thường, một hồ sơ khởi kiện bao gồm các giấy tờ sau:

  • Đơn khởi kiện được trình bày đầy đủ và chính xác nội dung, hình thức;
  • Giấy chứng nhận bản sao về đăng ký doanh nghiệp;
  • Bản sao Hợp đồng, giấy tờ chứng minh việc doanh nghiệp đã thực hiện nghĩa vụ theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng, chứng từ thanh toán theo thỏa thuận 2 bên, biên bản đối chiếu công nợ, Công văn đôn đốc việc trả nợ và các giấy tờ cam kết liên quan đến việc thanh toán của khách hàng;
  • Bản tính tiền gốc và lãi chậm trả tính đến thời điểm khởi kiện (nếu hai bên có thỏa thuận việc phạt vi phạm trong hợp đồng).

Thứ hai: Doanh nghiệp phải xây dựng chiến lược, quy trình thu hồi công nợ thông qua các công đoạn sau:

  • Kiểm tra toàn bộ căn cứ, chứng từ về tính hợp lý, đầy đủ, tuân thủ pháp luật để tiến hành đòi nợ;
  • Lựa chọn hình thức thu hồi công nợ để không ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp;
  • Kiểm tra, đánh giá năng lực trả nợ của khách hàng. Doanh nghiệp cần xác minh chính xác địa chỉ trụ sở chính làm việc của khách hàng, có đánh giá sơ bộ về hoạt động của khách hàng ví dụ như trụ sở chính có thường xuyên làm việc không, số lượng nhân sự là bao nhiêu, tình trạng thực hiện mua bán hàng, thực hiện HĐ thế nào….

Thứ ba: Khi doanh nghiệp sử dụng dịch vụ của công ty thu hồi công nợ cần lưu ý lựa chọn những đơn vị được thành lập và hoạt động hợp pháp, không được nhờ tổ chức đòi nợ xã hội đen vì nó sẽ gây nhiều rủi ro, doanh nghiệp có thể mất tiền nhưng không thu hồi được công nợ, công việc không được đảm bảo.

3. Luật DFC hỗ trợ doanh nghiệp từ A-Z quy trình thu hồi công nợ

Luật DFC tự tin là đơn vị với hơn 20 năm kinh nghiệm cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý giúp doanh nghiệp thu hồi công nợ thành công trải dài khắp Việt Nam. Chúng tôi cam kết mang đến cho doanh nghiệp chất lượng dịch vụ tốt với hiệu quả cao nhất:

  • Thực hiện thủ tục thu hồi công nợ doanh nghiệp đúng pháp luật với một quy trình rõ ràng.
  • Chi phí sử dụng dịch vụ dựa trên hiệu quả công việc đạt được: Dựa trên cơ sở thấu hiểu được những khó khăn mà doanh nghiệp đang gặp phải để đưa ra chi phí, giải pháp thu hồi công nợ hiệu quả, phù hợp với tùy đối tượng khách hàng;
  • Công ty có sự uy tín: Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn pháp lý thu hồi công nợ, được nhiều khách hàng tin tưởng và lựa chọn, đội ngũ Luật sư và chuyên viên dày dặn kinh nghiệm, có kỹ năng phân tích và am hiểu pháp luật chuyên môn, đã giải quyết được nhiều vụ việc thành công.

Để giúp doanh nghiệp thu hồi công nợ, Luật DFC sẽ hỗ trợ doanh nghiệp trên các phương diện:

  • Đánh giá và xem xét về hồ sơ công nợ đến hạn của doanh nghiệp để có những phương án thực hiện phù hợp;
  • Tư vấn cho khách hàng hoàn thiện hồ sơ để đảm bảo cơ sở cho việc thu hồi;
  • Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị và thay mặt soạn thảo các văn bản liên quan đến thu hồi công nợ để thúc đẩy quá trình thanh toán;
  • Luật sư đại diện hoặc cùng khách hàng tham gia đàm phán, hòa giải;
  • Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện ra Tòa án hoặc trọng tài thương mại để yêu cầu khách hàng xử lý công nợ;
  • Đại diện với tư cách Luật sư tham gia giải quyết vụ việc, làm việc với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Đại diện khách hàng làm việc với cơ quan thi hành án để đảm bảo việc thu hồi được các khoản nợ.

Hy vọng với bài viết này, Luật DFC đã cung cấp được cho doanh nghiệp những thông tin hữu ích xoay quanh chủ đề Quy trình đòi nợ doanh nghiệp. Nếu Quý doanh nghiệp đang bế tắc trong việc thu hồi công nợ, không có nhiều thời gian thực hiện hoặc không có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này, muốn việc thu hồi công nợ đạt được hiệu quả cao hãy liên hệ ngay cho Luật DFC để nhận được sự tư vấn chi tiết thông qua số điện thoại 0913.348.538.

Tin liên quan