Phương thức giải quyết tại Trọng Tài Thương Mại

1. Khái niệm: Trọng tài thương mại là tổ chức phi chính phủ, tổ chức xã hội nghề nghiệp có thẩm quyền giải quyết một số tranh chấp theo quy định của pháp luật, không phụ thuộc vào quốc tịch của các bên tranh chấp.

 

2. Các tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Trọng tài.

- Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại;

- Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại;

- Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài.

3. Điều kiện để được giải quyết tranh chấp bằng trọng tài (điều 5 Luật Trọng tài thương mại)

- Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thỏa thuận trọng tài (thỏa thuận trọng tài phải phù hợp với các quy định của Luật trọng tài thương mại 2010). Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp;

- Trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là cá nhân chết hoặc mất năng lực hành vi, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với người thừa kế hoặc người đại diện theo pháp luật của người đó, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;

- Trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể, phá sản, hợp nhất, sát nhập, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

4.Tố tụng trọng tài:

- Thủ tục bắt đầu bằng một đơn kiện do nguyên đơn gửi đến Trung tâm trọng tài;

- Chọn và chỉ định Trọng tài viên;

- Công tác điều tra trước khi xét xử;

- Chọn ngày xét xử;

- Kết thúc xét xử;

- Trong quá trình tố tụng trọng tài, nếu các bên tự thỏa thuận bằng thương lượng được, thì Ủy ban trọng tài sẽ lập biên bản hòa giải thành có chữ ký của các bên và xác nhận của các Trọng tài viên. Hội đồng trọng tài ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên. Quyết định này là chung thẩm và có giá trị như Phán quyết trọng tài;

5. Ưu khuyết điểm của giải quyết tranh chấp kinh doanh bằng trọng tài:

Ưu điểm:

So với hình thức giải quyết tranh chấp bằng toà án thì giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là hình thức rất phổ biến ở các nước trên thế giới, vì so sánh với phương thức Toà án, phương thức trọng tài có những ưu điểm nổi bật:

- Thứ nhất, thủ tục trọng tài đơn giản, nhanh chóng, các bên có thể chủ động về thời gian, địa điểm giải quyết tranh chấp, không trải qua nhiều cấp xét xử như ở Toà án, cho nên hạn chế tốn kém về thời gian và tiền bạc cho doanh nghiệp.

- Thứ hai, khả năng chỉ định trọng tài viên thành lập Hội đồng trọng tài giải quyết vụ việc giúp các bên có thể chủ động lựa chọn được trọng tài viên giỏi, nhiều kinh nghiệm, am hiểu sâu sắc vấn đề đang tranh chấp để từ đó họ có thể giải quyết tranh chấp nhanh chóng, chính xác.

- Thứ ba, nguyên tắc trọng tài xét xử không công khai, phần nào giúp các bên giữ được uy tín trên thương trường. Đây được coi là ưu điểm được các bên tranh chấp ưa chộng nhất.

- Thứ tư, các bên tranh chấp có khả năng tác động đến quá trình trọng tài, kiểm soát được việc cung cấp chứng cứ của mình và điều này giúp các bên giữ được bí quyết kinh doanh.

- Thứ năm, Trọng tài khi giải quyết tranh chấp nhân danh ý chí của các bên, không nhân danh quyền lực tự pháp của nhà nước, nên rất phù hợp để giải quyết các tranh chấp có nhân tố nước ngoài.

Khuyết điểm:

Giải quyết tranh chấp kinh doanh bằng phương thức trọng tài tuy được các nước trên thế giới sử dụng phổ biến, rộng rãi, nhưng trong đó vẫn còn có những khuyết điểm không thể nào tránh khỏi:

- Đầu tiên, khuỵết điểm được phát sinh do tính chất nhanh chóng của cách thức giải quyết vụ việc, trọng tài tuyên án chỉ sau một cấp xét xử duy nhất, nên đôi khi các quyết định của trọng tài là không chính xác, gây thiệt hại đối với doanh nghiệp.

- Trong thực tiễn tình hình nước ta hiện nay, chi phí cho việc giải quyết tranh chấp kinh doanh bằng trọng tài quá lớn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ không có khả năng chi trả.

- Khi không được thoả thuận sử dụng trọng tài thương mại để giải quyết tranh chấp kinh doanh trong hợp đồng thì khi xảy ra tranh chấp, trọng tài không có thẩm quyền giải quyết ngay cả khi doanh nghiệp có ý định đó.

Tin liên quan