Cách đòi nợ hiệu quả qua điện thoại

Gọi điện thoại thường được đánh giá là một biện pháp đơn giản và không có nhiều tác dụng trong việc thu nợ. Sự thực đã chứng minh ngược lại, khai thác và sử dụng phương tiện công nghệ này một cách thông minh không những là một phương pháp đòi nợ tiện lợi mà còn mang lại kết quả lớn trong việc thu hồi vốn cho khách hàng.

Nhiều doanh nghiệp và khách hàng hiện nay đang có đánh giá không đúng về tính hiệu quả của phương pháp đòi nợ qua điện thoại. Những quan niệm coi đòi nợ thuê qua điện thoại là biện pháp quá đơn giản; ít tác dụng; không tạo được sức ép lên khách nợ dẫn đến kết quả thu hồi vốn chậm và thấp đã làm cho rất ít doanh nghiệp tin dùng biện pháp này.

Với kinh nghiệm của một đơn vị chuyên nghiệp trong lĩnh vực thu nợ, Công ty chúng tôi đã sớm nhận ra, khai thác những chức năng, lợi thế của phương tiện công nghệ này và áp dụng hiệu quả, thu được nhiều kết quả khả thi trong công tác thu hồi vốn cho khách hàng.

Với sự phổ biến của mình, ngày nay điện thoại chính là phương tiện truyền tải thông tin của người gọi đến người nghe một cách trực tiếp, chính xác và tốc độ nhất. Đối với lĩnh vực thu nợ, gọi điện thoại còn là một phương pháp giúp thể hiện rõ thái độ, quan điểm và yêu cầu giải quyết nợ của chủ nợ tới khách nợ. Chính vì vậy, những khách hàng mong muốn sử dụng biện pháp gọi điện như một cách đòi nợ hiệu quả và thu lại được kết quả hài lòng nhất, cần lưu ý những điều sau:
 

Thông tin đòi nợ phải truyền tải đầy đủ và đến đúng người có thẩm quyền


Lưu ý đầu tiên là việc chúng ta gọi điện đòi nợ phải đến đúng người có thẩm quyền, có trách nhiệm. Điều này có nghĩa là người này phải có vai trò quyết định đến việc thanh toán nợ, thường là những người giữ vai trò Chủ tịch HĐQT, giám đốc, hoặc chủ doanh nghiệp. Trong các trường hợp chúng ta sử dụng biện pháp đòi nợ là gọi điện thoại đến người có vai trò thấp hơn như quản lý cấp dưới hay những người chỉ phụ trách giải quyết như phó giám đốc, kế toán trưởng……thì khả năng thu nợ sẽ thấp hơn rất nhiều. Vì lúc này thông tin đòi nợ đã không đến được người có thẩm quyền hoặc trong quá trình chuyển tải thông tin từ cấp dưới đến những có thẩm quyền, thông điệp đòi nợ đã bị sai lệch, bóp méo, làm giảm đi sức ép ban đầu mà chủ nợ tạo ra.

Thông tin mà chủ nợ muốn trao đổi với khách nợ cũng phải được chuẩn bị cẩn thận. Trước khi tiến hành gọi điện thoại đòi nợ, bên chủ nợ cần tìm hiểu những thông tin liên quan đến bên khách nợ, cập nhập tình hình hoạt động, khả năng tài chính, các nguồn thu đang và sẽ có của khách nợ. Những thông tin này chủ nợ có thể thu thập được từ chính phía doanh nghiệp khách nợ cũng như các đối tác, bạn hàng của khách nợ. “Hiện tại doanh nghiệp đang gặp khá nhiều khó khăn, khi nào có nguồn tiền thì chúng tôi sẽ thanh toán ngay…”. Chúng ta hẳn đã quen thuộc với những lời hứa hẹn, cam kết kiểu này mỗi khi làm việc và gọi điện với bên khách nợ. Vì thế, việc thu thập, chuẩn bị thông tin một cách chu đáo, cẩn thận, mang tính chiến thuật để kiểm tra chéo những thông tin mà khách nợ đề cập là rất cần thiết, qua đó chúng ta sẽ có bằng chứng trao đổi cũng như phản biện hiệu quả đối với khách nợ.
 

Mặt khác, thu thập những thông tin mang tính bất lợi cho phía khách nợ và có lợi cho chúng ta - phía chủ nợ trong việc đôn thúc nợ cũng là một chiến thuật nhỏ khác cần lưu ý. Đó có thể là những thông tin liên quan đến việc mua bán, sử dụng hàng kém chất lượng, kê khai khống hóa đơn GTGT hay việc nợ thuế, nợ bảo hiểm…của bên khách nợ. Trao đổi thẳng thắn có sử dụng những thông tin này khi cần thiết sẽ là một biện pháp cách đòi nợ hiệu quả mà chúng ta cần vận dụng linh hoạt.
 

Thông tin thu thập đầy đủ và truyền tải đến đúng người có thẩm quyền chắc chắn sẽ mang lại cho chúng ta nhiều hơn những lời hứa hẹn và cam kết vô căn cứ của khách nợ!
 

Thời điểm và tần suất gọi điện phụ thuộc vào thái độ của khách nợ

 
Chúng ta luôn phải cân nhắc đến thời điểm và tần suất gọi điện thoại đòi nợ. Điều này tùy thuộc vào thiện chí của khách nợ đối với việc thanh toán nợ cho chủ nợ. Nếu khách nợ thể hiện thái độ thiện chí, chúng ta chỉ cần gọi điện thoại ít, một vài lần để nhắc nhở họ nhớ về thời gian thanh toán. Và ngược lại, nếu khách nợ thiếu thiện chí, chúng ta phải nâng tần suất goi điện lên lên, bám sát và thúc ép đòi nợ. Khả năng khách nợ không nghe hay thậm chí là tắt máy khi bị gọi điện thoại đòi nợ quá nhiều là rất cao. Bởi vậy, người gọi điện phải hết sức lưu ý khi lựa chọn thời điểm gọi cũng như tần suất gọi. Không cần gọi quá nhiều nhưng phải đảm bảo vừa đủ. Chúng ta có thể gọi vào lúc sáng sớm hoặc chiều muộn trong một ngày để nhắc nhở khách nợ việc thanh toán. Cần tránh tạo ra sự căng thẳng, gây ức chế đến khách nợ khi trao đổi việc trả nợ, đặc biệt là việc đe dọa bằng các biện pháp pháp lý.


Hơn nữa, muốn có thể thực hiện việc gọi điện với tần suất nhiều hơn mà khách nợ vẫn sẵn sàng nghe cũng như duy trì cuộc điện thoại với khách nợ đủ lâu, đòi hỏi người gọi điện phải có kỹ năng thuyết phục. Giống như đã nói ở trên, những thông tin cần trao đổi cần chuẩn bị trước và phải được phân tích để đề cập với khách nợ một cách đa dạng và thiết thực. Cũng cần phải bổ sung những thông tin hữu ích và cần thiết cho khách nợ, phải luôn cân nhắc đến cái được cái mất cho cả hai bên. Vì bản chất đòi nợ qua điện thoại cũng giống như đàm phán thương thảo để ký kết một thương vụ mới. Luôn luôn vận dụng và phát huy sức mạnh đàm phát để khắc chế điểm bất lợi của đối tác, có như vậy kết quả mang lại cho việc thu hồi vốn mới đạt được.
 

Vừa nhẹ nhàng vừa quyết liệt khi gọi điện đòi nợ

 

Hay nói một cách đơn giản hơn là vừa cương vừa nhu. Vậy thì tại sao khi gọi điện đòi nợ, chúng ta phải vừa nhẹ nhàng, thiện chí nhưng cũng phải quyết liệt, gay gắt với khách nợ. Chắc hẳn chúng ta đã từng gặp các trường hợp như đã rất nhẹ nhàng hoặc đã rất quyết liệt nhưng khách nợ vẫn chỉ dành những lời hứa hẹn, không chịu thanh toán.
 

Bản thân khách nợ chắc hẳn đã từng gặp và sử dụng cách thức như vậy để gọi điện nhắc nợ của chính mình. Cho nên khi gặp những cuộc gọi điện nhẹ nhàng hoặc quyết liệt, kết quả đều không mang lại cao. Vậy thì giải pháp ở đây là gì?


Trong nhiều trường hợp thường thấy, sau khi chủ nợ gọi điện đòi nợ nhẹ nhàng, thiện chí nhưng khách nợ không chịu trả, các chủ nợ thường đe dọa sử dụng các biện pháp pháp lý hoặc khởi kiện ra tòa để thu hồi vốn. Nếu chỉ dừng ở đe dọa hoặc có khởi kiện cũng chỉ dừng lại ở những vụ kiện thông thường thì vẫn không gây được sức ép lên khách nợ, mà ngược lại nhiều khi còn phản tác dụng.

Chúng ta nên bằng cách nào đó biểu đạt trực tiếp hoặc gián tiếp rằng, với những thông tin chúng ta thu thập được, chúng ta có thể áp dung nhiều biện pháp đòi nợ cần thiết khác hoặc để những thông tin cho phía đối tác khách nợ biết, chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu và gây thiệt hại trực tiếp đến kinh tế của khách nợ. Khi đó, cơ hội được thanh toán nợ sẽ cao hơn nhiều so với việc đe dọa khởi kiện hay khởi kiện thông thường vì giờ đây khách nợ đã nhìn thấy những nguy cơ về kinh tế cao hơn rất nhiều.
 

Nói tóm lại, gọi điện là một phương pháp đòi nợ hiệu quả nếu ngưởi đòi nợ biết thu thập vận dụng và trao đổi thông tin một cách đầy đủ đến chủ nợ. Trong trường hợp sau khi đã khai thác và truyền tải hết thông tin đến khách nợ mà vẫn không thu hồi được vốn, các chủ nợ cần nhanh chóng tìm kiếm các biện pháp đòi nợkhác thay thế nếu không khả năng gặp phải tình trạng thu nợ khó đòi sẽ rất cao.
 

Khách hàng mong muốn có những giải đáp và tư vấn rõ hơn về lĩnh vực xử lí nợ cũng như muốn tìm cách giải quyết món nợ nhanh chóng sau khi đã áp dụng nhiều biện pháp khác nhau, hãy gọi đến số: 1900 6213 - Tổng đài thu nợ trực tuyến của Công ty cổ phần dịch vụ tài chính và xử lí nợ DFC.
 

Công ty với hơn 12 năm kinh nghiệm cùng với đội ngũ chuyên gia, bao gồm những Tiến sĩ, Thạc sĩ, Luật sư hoạt động lâu năm trong lĩnh vực pháp luật xử lý nợ, thu hồi nợ sẽ luôn đảm bảo những quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.
 

“DFC – Nơi tài chính hồi sinh”

Địa chỉ: Cổng Chợ Mơ, Xã Vạn Thắng, Huyện Ba Vì, TP.Hà Nội

Hotline: 0913 348 538

Email: thunodfc@gmail.com

Website: www.thunodfc.com.vn

Tin liên quan